Hồng rộ mùa, cô gái làm cách này như người Nhật vừa đẹp lại khiến dân mạng ước ao có cuộc sống yên tĩnh như vậy

Admin
Treo những dây hồng bên hiên nhà là cách người Nhật vẫn làm cả ngàn năm nay.

Cuối thu đầu đông là thời điểm hồng rộ mùa. Quả hồng nhiều dinh dưỡng, ăn giòn và ngọt rất phù hợp để lựa chọn cho gia đình. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, chị em nở rộ trào lưu treo hồng theo phong cách Nhật Bản khiến ai cũng tròn mắt.

Mới đây, một cô gái chia sẻ, có ai thích cuộc sống chậm rãi, an phận như mình không. Mọi người hỏi ở một mình không chán hay sợ ạ, nhưng nhiều lúc trống vắng thật, nhưng thoải mái mà thích thế. Cuộc sống xoay quanh cổ cây, chó mèo, bánh trái. Không chỉ có vậy, cô gái còn tự làm hồng treo rất độc đáo.

 

 

Cô gái còn chia sẻ về cách chọn hồng là chọn quả còn cứng tay, rửa sạch, gọt vỏ, buộc dây, ngâm qua rượu rồi treo lên chỗ thoáng, có gió, có nắng vừa phải, đừng treo chỗ nắng quá mạnh khiến quả bị quắt, màu không đẹp. Nếu trời mưa có thể cho vào tủ lạnh, đợi nắng ráo mang ra phơi tiếp. Phát hiện quả nào mốc thì bỏ ngay, xịt rượu hoặc cồn, lau sạch từng quả.

"Đợi tầm 5-7 hôm, sau đó ngày nào cũng ra massage cho hồng, nắn nhẹ không lại vỡ hồng nha. Phơi tiếp cho đến khi khô dẻo, bên trong tươm mật là ăn được. Trạng thái khô hay ướt tuỳ sở thích mỗi người nha", cô gái nói.

Những dây hồng được treo lên của cô gái khiến nhiều người khen ngợi. "Cuộc sống mỗi người có một nét riêng. Có người thích đông vui, có người thích nhẹ nhàng. Sống sao miễn là bạn cảm thấy vui, mà chỉ ở một mình mới làm được dây hồng thế này đâu", một cư dân mạng nói.

Một người khác cho hay: "Mình cũng thích cuộc sống nhẹ nhàng, thư thái. Đi làm có thể vất vả nhưng về nhà là được làm những điều mình thích và cảm thấy thú vị thế này. Ai nói gì thì kệ đi, sống sao thấy có ý nghĩa và không mệt mỏi là được, nhà là của mình cơ mà có phải xin xỏ ai đâu mà lo".

Cách treo hồng kiểu này xuất phát từ Nhật suốt hàng trăm năm qua tại các vùng nông thôn của nước Nhật. Hoshigaki là quả hồng được sấy khô theo phương pháp thủ công truyền thống nhằm bảo quản, dự trữ trái cây cho mùa đông. Đây là phương pháp lâu đời, đã có từ hơn 1.000 năm trước của người Nhật. Để làm ra hoshigaki, nguyên liệu không thể thiếu là hồng Hachiya, loại hồng có vị chát và chỉ có thể ăn tươi khi quả đã chín nẫu đến mềm nhũn.