Khó tin với mức giá điện "trên trời" cho sinh viên, người lao động

Admin
Trong thời gian qua, trên địa bàn Nghệ An nói chung và TP Vinh nói riêng (nơi có nhiều đối tượng là sinh viên, công nhân, người thuê trọ) việc được hưởng lợi từ Thông tư 16/2014/TT-BTC ngày 29/5/2016 của Bộ Công thương về giá điện đang bị thiệt thòi. Nguyên nhân cũng bởi sự “mơ hồ” về quyền lợi và sự thiếu minh bạch của các chủ kinh doanh nhà trọ, sự thiếu quyết liệt của cơ quan chức năng.

 Theo quy định, đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên, chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).

Trước hết phải khẳng định, các đối tượng như sinh viên, công nhân, người lao động do điều kiện kinh tế hạn chế phải đổ về các thành phố để lao động học tập, nhu cầu về nhà ở, chỗ trọ là khá lớn. Thông tư 16 của Bộ Công thương đã góp một phần chi phí sinh hoạt về điện cho những đối tượng này. Theo quy định, đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên, chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà).

Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng, chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện. Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hóa đơn tiền điện hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.

 Mặc dù có quy định rõ ràng về giá bán lẻ điện cho các đối tượng sinh viên, công nhân, lao động có thu nhập thấp…nhưng tại các nhà trọ hầu hết chủ các nhà trọ thu tiền điện mỗi nơi một kiểu, và hầu hết thu với giá cao hơn so với khung giá quy định.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại các phường như Trung Đô, Bến Thủy, Hưng Lộc, Nghi Kim, Hà Huy Tập…tại TP Vinh thì hầu như quyền được “tiếp cận” mức giá nói trên của các đối tượng trên vẫn chưa được đảm bảo. Đơn cử như tại phường Trung Đô, hiện có gần 150 hộ kinh doanh phòng trọ, với hơn 450 người thuê, nhưng giá bán điện đến tận những đối tượng như sinh viên, người lao động vẫn ở mức cao, dao động từ 2700 - 3.200đ/1 kWh.

Chẳng hạn như tại nhà trọ bà T. khối 7, phường Trung Đô có mức giá điện đến tận tay người thuê là 3000/1 kWh, nhà ông B. khối 4 có hơn 10 phòng trọ cũng có giá bán điện tương tự. Và hầu hết các phường nêu trên chủ các nhà trọ thu tiền điện mỗi nơi một kiểu, và hầu hết thu với giá cao hơn so với khung giá quy định.

Chị Lan Anh có hơn 5 năm ở trọ khu trọ Thịnh Ba Tàu (khối 2, Bến Thủy) cho biết, hơn 5 năm trọ thì chưa có tháng nào dưới 300 ngàn tiền điện, theo giá của chủ nhà đưa ra nằm ở mức 2.700 đ/1 kWh điện, mặc dù có nắm được quy định về mức giá cho người thuê trọ nhưng vì mình cần chỗ ở nên cũng không phản ánh”.

Còn em Ngọc - SV trường SP Kỷ thuật Vinh trú tại khối Đông Thọ, phường Hưng Dũng cũng cho rằng “Bọn em là sinh viên, dụng cụ sử dụng điện chỉ mỗi cái nồi cơm, quạt mát, phòng chỉ mỗi 2 người nhưng tháng nào cũng phải đóng từ 120.000đ - 150.000đ tiền điện, giá cho mỗi giờ điện là 3.000 đồng”.

 Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết chính sự e ngại của người thuê và sự mập mờ của người cho thuê nhà đã dẫn đến thực tế là số hợp đồng sử dụng điện được áp dụng Thông tư 16 có con số cụ thể (như số liệu của Điện lực TP Vinh là 1.115 khách hàng) nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì chính các chủ trọ này đã đưa mực giá lên cao dao động từ 2.700 đồng- 4.000 đồng/ 1kWh điện nói trên.

Thậm chí, tại khu trọ gia đình chị Hương - nằm trên đường Đặng Thai Mai, xã Hưng Đông, Tp Vinh có mức giá lên tới 4.000 đồng/1 kWh điện. Có một thực tế là hầu hết sinh viên đều không biết biểu giá điện bán lẻ theo quy định của Nhà nước, chủ nhà trọ nói bao nhiêu thì nghe bấy nhiêu. Chưa kể đến những đợt thanh toán tiền điện thì không có hóa đơn hay giấy tờ, bọn em đa phần chỉ biết "đọc số điện và thanh toán tiền".

Thế nhưng, khi làm việc với cơ quan chức năng, hầu hết đều trả lời việc thực hiện giá bán lẻ điện cho các đối tượng nêu trong Thông tư 16 đều đúng quy định. Về vấn đề này, ông Trần Tiến Dũng - Phó giám đốc Điện lực TP Vinh cho biết: Thực hiện Thông tư 16, Thông tư 25 sửa đổi và các văn bản liên quan, ngành điện TP Vinh đều thực hiện đúng quy định. Nguyên tắc của điện lực là khi đầy đủ các loại giấy tờ như giấy tạm trú, hợp đồng thuê nhà…có xác nhận của chính quyền địa phương sẽ làm hợp đồng cung cấp điện theo như Thông tư quy định.

Cũng theo ông Dũng, hiện trên địa bàn TP Vinh ngành điện lực ký hợp đồng bán điện cho gần 1.200 khách hàng là chủ kinh doanh nhà trọ (từ 3 hộ trở lên) với hơn 11 ngàn nhân khẩu, 53/60 chung cư. Qua phối hợp kiểm tra trên 80 khách hàng thì đều thực hiện đúng quy định, số khách hàng còn lại do UBND TP Vinh có trách nhiệm kiểm tra.

Còn đối với UBND TP Vinh, địa phương này lại giao cho Phòng Quản lý đô thị chủ trì kiểm tra các chủ kinh doanh phòng trọ trên địa bàn với nhiệm vụ như kiểm tra việc thực hiện giá bán lẻ tại các điểm kinh doanh cho thuê nhà trên địa bàn, nếu phát hiện vi phạm thì lập biên bản vi phạm.

Trong khi đó, làm việc với bà Hoàng Thị Duyên - Chuyên viên phòng Quản lý đô thị TP Vinh vẫn quả quyết: “Qua kiểm tra, hầu hết các điểm kinh doanh cho thuê nhà đều thực hiện giá bán lẻ đúng quy định, còn đề xuất xử phạt cũng khó. Tuy nhiên, đoàn liên ngành do UBND thành lập vừa qua lại không có đơn vị chuyên môn về lập biên bản vi phạm hành chính, nên chúng tôi không có cơ sở để ra quyết định xử phạt”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết chính sự e ngại của người thuê và sự mập mờ của người cho thuê nhà đã dẫn đến thực tế là số hợp đồng sử dụng điện được áp dụng Thông tư 16 có con số cụ thể (như số liệu của Điện lực TP Vinh là 1.115 khách hàng) nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì chính các chủ trọ này đã đưa mức giá lên cao, dao động từ 2.700 đồng - 4.000 đồng/1kWh điện nói trên.