Sốc! Thớt có thể nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu

Admin
Các nhà khoa học chứng minh, thớt có thể là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu. Tuy vậy, nhiều người thường không quan tâm đến việc thay thớt mới gây ảnh hưởng sức khỏe cho cả nhà.

Quên thay nhớt lâu ngày sẽ hỏng xe. Quên thay bàn chải đánh răng sẽ khiến bạn bị viêm nhiễm răng miệng. Quên thay thớt trong nhà bếp sẽ là căn nguyên gây bệnh cho cả gia đình.

Lần cuối cùng bạn thay thớt là khi nào?

Theo Express, thớt có thể là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu. Không chỉ vậy, nếu bạn không có thớt thái hoa quả riêng, thức ăn sống riêng, bạn có nguy cơ làm lây lan vi khuẩn độc hại vào bữa ăn của mình.

 Ảnh minh họa.

Theo Public Health, mỗi centimet vuông thớt cũ có thể chứa hơn 24.000 vi khuẩn, nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu. Việc rửa thớt sau mỗi lần sử dụng cũng không thể hoàn toàn bảo vệ bạn vì rất khó làm sạch thực sự ở các vết xước và rãnh quá sâu.

Mặc dù bạn nên vệ sinh thớt sau mỗi lần sử dụng, nhưng có một số mẹo tuyệt vời có thể giúp chúng bền lâu hơn. Cách làm sạch thớt và tần suất thay thế thớt phụ thuộc vào chất liệu chúng được làm từ gì. Thớt gỗ, nhựa và thủy tinh đều có tuổi thọ khác nhau và nhiều cách khác nhau để giữ sạch sẽ, không có mầm bệnh và mùi hôi.

Vì thớt là một trong những nơi dễ nhiễm trùng nhất trong nhà bếp, bạn nên có nhiều hơn 1 cái. Theo Taste of Home, bạn cần có một một chiếc thớt riêng để thái đồ sống, vì thịt, cá... tươi sống chứa đủ loại vi khuẩn có thể lây lan sang các thực phẩm khác.

Vi khuẩn tồn tại trên thịt sẽ chết khi bạn nấu thịt đúng cách nhưng chúng có thể không chết khi bạn nấu rau hay các thực phẩm khác. Ngoài ra, chúng có thể sống trên thớt ngay cả khi thớt đã được rửa sạch.

Làm sạch thớt thế nào?

Luôn rửa sạch thớt bằng nước nóng và xà phòng rửa bát. Tùy từng loại, bạn có cách rửa phù hợp. Thớt composite hay thớt thủy tinh có thể được rửa trong máy rửa bát, trong khi thớt gỗ và tre tuyệt đối không nên cho vào máy rửa bát vì sớm bị cong vênh, thậm chí ngấm nước, khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Vì thế, bạn nên rửa bằng tay và lau khô ngay lập tức. Thớt nhựa không nên rửa trong máy rửa bát.

Để làm sạch thớt, đặc biệt nếu bạn thấy chúng có mùi hôi, hãy chuẩn bị chanh, muối và baking soda. Bạn cho hỗn hợp này vào bề mặt thớt, chà nhẹ rồi rửa bằng nước ấm, lau khô thớt và dựng đứng cho đến khi thớt hoàn toàn khô ráo các bề mặt. Baking soda là sản phẩm tuyệt vời cho tất cả các công việc làm sạch nhà bếp trong gia đình.

 Ảnh minh họa.

Bao lâu nên thay thớt mới?

Khi thớt có nhiều vết xước sâu, nó sẽ có nhiều nơi để vi khuẩn ẩn náu hơn và khiến việc vệ sinh đúng cách trở nên khó khăn hơn. Tại thời điểm này, tốt nhất là bạn nên mua một chiếc thớt mới.

Kitchen Seer cung cấp một cái nhìn tổng quan về thời gian thay thế thớt khác nhau. Đối với thớt nhựa, bạn nên thay thế chúng từ 1 đến 5 năm một lần, ngược lại gỗ sẽ bền hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Thớt gỗ có tuổi thọ từ 2 – 5 năm.

Chọn thớt mới đúng cách

Nếu bạn đã sẵn sàng vứt bỏ chiếc thớt cũ của mình và đang tìm kiếm vật thay thế, có hai điều để bạn cân nhắc. Đầu tiên, thớt gỗ dùng được lâu hơn nhưng cần phải làm sạch nhiều hơn.

  Ảnh minh họa.

Thớt nhựa cần được thay thế thường xuyên hơn nhưng giá thành rẻ hơn.

Thớt composite cũng là một giải pháp mới nhưng đừng quên bề mặt chúng có thể vẫn có vết cắt nhỏ, là nơi vi khuẩn có thể ẩn náu.

Theo Fine Dining Lovers, thớt gỗ cao su có thể bị xước nhưng chúng không dễ dàng xước như thớt nhựa, ít bảo dưỡng hơn so với bảng gỗ. Tuy nhiên vẫn phải thay mới hàng năm.

Tác giả: T. Linh

Nguồn tin: giadinhonline.vn