Trời nóng đến mấy cũng tuyệt đối không bảo quản những thực phẩm này trong tủ lạnh

Admin
Tủ lạnh có thể giúp bảo quản thực phẩm và kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể giữ trong tủ lạnh và nếu không được bảo quản đúng cách có thể khiến thực phẩm dễ bị hư hỏng, thậm chí biến chất gây hại cho sức khỏe.

 

Cà chua

Chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh khi cà chua đã quá chín để ngăn không cho cà chua tiếp tục chín mềm. Sau khi lấy cà chua chín ra khỏi tủ lạnh, bạn nên chờ vài phút rồi mới chế biến để khôi phục hương vị của cà chua. Cách bảo quản cà chua trong tủ lạnh có thể làm cà chua bị giảm hương vị và dinh dưỡng của thực phẩm này. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên bảo quản cà chua ở ngoài tủ lạnh và sử dụng ngay khi cà chua đã chín.

Mật ong

Mật ong khi được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 18 độ C sẽ thực hiện quá trình kết tinh hay còn gọi là lắng đường, hệ quả là mật ong bị biến chất, không chỉ làm mất đi hương vị ban đầu mà còn làm suy giảm giá trị dinh dưỡng. Thực tế, mật ong nguyên chất có thời gian bảo quản từ 1 – 2 năm trong nhiệt độ thường.

Vậy nên, đừng lo lắng nếu bạn để mật ong ở bên ngoài mà không đưa chúng vào tủ lạnh, điều này giúp đảm bảo dưỡng chất quý giá trong mật ong được giữ lâu hơn.

Hành, tỏi

Một số loại thực phẩm chỉ ưa mát chứ không phù hợp với môi trường lạnh như hành, tỏi,… Vì thế, bạn nên bảo quản các thực phẩm này ở nơi tối và tránh xa nguồn nhiệt.

 

Cà tím

Cà tím là loại rau quả nhạy cảm với nhiệt độ, và để lâu trong tủ lạnh thực sự có thể gây hại. Dưới 10 độ C có thể làm hỏng kết cấu cũng như hương vị của cà tím. Cà tím nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh xa các loại trái cây và rau quả khác.

Bí ngô

Một số người có thể muốn để bí ngô cỡ vừa và nhỏ trong tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, môi trường lạnh có thể dễ làm hỏng bí ngô. Chúng cần được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát chứ không phải tủ lạnh.

Dưa chua

Hầu hết các loại dưa chua đều được bảo quản trong tủ lạnh, nhưng thực sự không cần thiết. Hầu hết các loại dưa muối đều có hàm lượng muối cao, không cần bỏ tủ lạnh.

Bánh mì

Bánh mì để trong tủ lạnh sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí còn dễ bị hỏng hơn. Nhiều trường hợp, bánh mì để ở nhiệt độ tủ lạnh còn có xu hướng hút không khí, khiến chúng dễ bị nấm mốc, ăn vào không có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy, sau khi mua bánh mì, bạn nên sử dụng chúng càng nhanh càng tốt, tránh để quá lâu vì có thể gây bệnh. Nếu muốn bảo quản lâu dài, hãy giữ nó trong ngăn đá (thực tế có thể bảo quản từ 2 hoặc 3 tháng). Cần rã đông ở nhiệt độ phòng hoặc dùng máy nướng bánh mì khi muốn tái sử dụng.

Giấm

Giấm có thể tự bảo quản và gần như không có hạn sử dụng. Sau một thời gian dài, giấm trắng không thay đổi nhưng các loại giấm ngâm tỏi, hành tây, hẹ tây hoặc rau thơm cần bảo quản lạnh.

 

Hạt cà phê

Bạn không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh vì hạt cà phê rất dễ hút ẩm. Cách bảo quản hạt cà phê tốt nhất là cho vào hộp hoặc lọ có nắp đậy kín rồi để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Bạn cũng có thể dùng cà phê ngay sau khi rang (càng sớm càng tốt) để cà phê không bị mất hương vị thơm ngon.

Phô mai

Sẽ ngon nhất nếu dùng ở nhiệt độ phòng. Nhưng cũng giống như tất cả thực phẩm làm từ động vật hoặc các sản phẩm động vật, nó nên được bảo quản trong tủ lạnh. Bọc phô mai cứng bằng giấy trước rồi mới bọc nilon bên ngoài để có kết quả tốt nhất. Lấy phô mai ra ngoài khoảng một giờ trước khi ăn.

Dầu, mỡ ăn

Lưu trữ dầu, mỡ ăn trong ngăn lạnh khiến lớp dầu trở nên dày giống như bơ vậy, gây khó khăn khi sử dụng khi nấu ăn vì bạn sẽ phải mất một thời gian để chúng tan thành chất lỏng.

Chuối

Đối với những quả chuối chưa chín hẳn, nếu để chuối trong tủ lạnh thì sẽ không thể chín thêm. Trong điều kiện nhất định, chuối còn chuyển sang nhão, bị thâm đen bởi thành phần dinh dưỡng của enzyme trong chuối đã bị phá vỡ.

Còn với những quả chuối đã chín, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh như các loại thực phẩm khác.

Khoai tây

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Mỹ, để khoai tây trong tủ lạnh là cách bảo quản “chết người”, gây hại cho sức khỏe. Bởi lúc này, thành phần tinh bột trong khoai tây được chuyển hóa thành đường. Trong quá trình chiên hoặc nướng, đường kết hợp với axit amin asparagine tạo ra chất acrylamide hóa học, có thể hình thành bệnh ung thư.

Cách bảo quản khoai tây đúng chuẩn là để chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Khoai lang

Bảo quản khoai lang trong tủ lạnh làm thay đổi thành phần tinh bột trong khoai lang, khiến thực phẩm mất đi hương vị ngon lành, bổ dưỡng. Tốt nhất là nên bảo quản khoai lang ở nhiệt độ phòng, trong khu vực thông thoáng, mát mẻ.

Tác giả: Thanh Huyền

Nguồn tin: Báo Tiền phong