GS. Kosuke Morita của trường Đại học Kyushu Morita, đứng đầu tập thể phát minh nguyên tố mới “Nihonium” ở Riken. (Ảnh: Thestar)
Các nguyên tố tổng hợp nhân tạo mới với 113 proton trong hạt nhân được nhóm nghiên cứu Riken tạo ra bằng cách cho bắn phá ion kẽm lên bia bismuth trên máy gia tốc của viện Riken.
Thí nghiệm tổng hợp nguyên tố mới Nh đề cập trên đây chính thức công bố đầu tiên vào ngày 23/7/2004. Bấy giờ, các nhà khoa học ở Riken đã bắn vào bia Bismuth-209 (có số Z=83) với “đạn” Zinc-70 (với Z=30) và thu nhận được nguyên tử chưa từng biết ununtrium-278 hay Uut (với Z=113). Các tác giả công bố kết quả vào ngày 28/9/2004 với phản ứng: Bi(209,83) + Zn(70,30) →Uut(278,113)+1n.
Việc khó khăn tạo ra và nắm bắt được các hạt nhân của nguyên tố mới là vì thời gian sống sau khi tạo thành của của hạt nhân mới Nihonium chỉ khoảng 0,05 giây.
Trong nhiều năm các nhà nghiên cứu Riken đã tiến hành nhiều thí nghiệm và thu thêm nhiều thông tin mới về nguyên tố mới phát hiện. Một trong những kết quả quan trọng mới, thu được trong thí nghiệm vào ngày 12/08/2012, là chuỗi phân rã của một loạt hạt nhân tiếp theo hạt nhân của nguyên tố mới Nihonium sau đây:
Uut(278,113) →Rg(274,111) + α →Mt(270,109) + α → Bh(266,107) + α →
→Db(262,105) + α → Lr(258,103) + α →Md(254, 101) + α.
Ở đây, các nhà nghiên cứu đã quan sát và thu nhận được sáu phân rã hạt anpha qua các hạt nhân đã biết cho đến đồng vị cuối cùng của hạt nhân Mendelevium Md.
Nhóm các nhà phát minh ở viện nghiên cứu nổi tiếng của Nhật Bản này đề nghị đặt tên nguyên tố mới với danh từ “Nihon” là tên gọi chính gốc nước Nhật và ký hiệu cho nguyên tố tổng hợp siêu nặng mới bằng hai phụ âm “Nh”. Thông tin này phát ra từ Liên hiệp hội Hóa học Ứng dụng Tinh khiết (International Union of Pure Applied Chemistry, viết tắt IUPAC).
Tổ chức quốc tế này nói rằng, tên nguyên tố mới vừa đưa ra nhằm tôn vinh đất nước nơi nguyên tố mới được phát minh ra. Đây cũng là lần đầu tiên tập thể các nhà khoa học tại một quốc gia châu Á đã phát minh và được đặt tên quốc gia này cho nguyên tố mới. Tập thể khoa học gia, dẫn đầu bởi giáo sư Kosuke Morita của trường Đại học Kyushu, đã được trao quyền đặt tên nguyên tố mới vào tháng Chạp năm qua sau ba lần công bố phát minh của mình trong các năm 2004, 2005 và 2012.
Mặc dù, nhóm nghiên cứu Mỹ-Nga thuộc hai phòng thí nghiệm nổi tiếng ở Dubna (Nga) và Livermore (Mỹ) tuyên bố đã ra tuyên bố phát hiện ra nguyên tố 113 sớm hơn so với các đội Riken, nhưng tổ chức quốc tế có thẩm quyền IUPAC vẫn kết luận Riken là tác giả của phát minh nguyên tố mới này.
Thời điểm mà GS. Morita ở Riken đề xuất tên gọi nguyên tố mới lên tổ chức IUPAC vào tháng Ba vừa qua. Một số đơn vị vừa được thành lập để tiến hành xem xét nhằm thu thập ý kiến của cộng đồng khoa học thêm khoảng 5 tháng nữa trước khi chính thức đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm này. Nhưng theo theo ý kiến từ Riken và các nguồn tin am hiểu, việc IUPAC thay đổi ý kiến sẽ không xảy ra.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ hy vọng "niềm tự hào và niềm tin vào khoa học sẽ thay vào lòng tin đã mất của những người phải chịu đựng từ năm 2011 với thảm họa hạt nhân Fukushima". Morita nói với Kyodo News: "Tôi không muốn đề xuất một tên sẽ không được chấp nhận bởi tất cả mọi người. Tôi hy vọng (người Nhật Bản) sẽ hiểu điều đó ". Và Aiko Shimajiri, Bộ trưởng phụ trách khoa học và chính sách công nghệ của Nhật Bản, cho biết: bà hy vọng những khám phá "sẽ nâng cao nhận thức của trẻ em về khoa học và là một cơ hội cho thanh niên toàn cầu cảm thấy quen thuộc với Nhật Bản."
Tác giả bài viết: Minh Trần