Ảnh minh họa.internet |
Trong khi đó, tại Việt Nam, kết quả thống kê hàng quý về tỷ lệ số lao động có việc làm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số lao động có trình độ đại học hơn 5 triệu, tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học khoảng 4%; tỷ lệ việc làm của người có trình độ đại học khoảng 95-97%.
Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ sinh viên có trình độ đại học không có việc làm tại Việt Nam thấp hơn tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và tương đương với Mỹ.
Tuy nhiên, việc còn một lực lượng lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động chưa có việc làm do chất lượng đào tạo chưa cao cũng được Bộ GD&ĐT nhìn nhận là một hạn chế của giáo dục đại học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, trong đó có việc chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc một phần vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn ở mức thu nhập trung bình thấp nên các nguồn lực và điều kiện dành cho giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu để cạnh tranh về chất lượng so với các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn.
Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về điều kiện sống giữa các vùng, miền nên tạo thừa thiếu cục bộ, nhiều nơi vẫn thiếu nhưng không thu hút được lao động trình độ cao.
Cũng có nguyên nhân từ tài chính eo hẹp, chi phí thấp. Chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành Giáo dục gần 20% nhưng chủ yếu là chi thường xuyên (chi lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và chi hoạt động bộ máy) chiếm khoảng 86,7%.
Chi cho đầu tư chỉ chiếm 13,3% tổng chi ngân sách cho giáo dục. Trong đó, Bộ GD&ĐT chỉ trực tiếp quản lý chưa đến 5% tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, 95% còn lại do các Bộ, ngành và địa phương quản lý và sử dụng.
Bộ GD&ĐT khó có thể tham gia, đề xuất việc quản lý, sử dụng kinh phí chi sự nghiệp giáo dục đào tạo ở các Bộ, ngành, địa phương…
Link nội dung: https://haiphong24h.org/ty-le-sinh-vien-co-viec-lam-tai-viet-nam-cao-hon-han-quoc-trung-quoc-a103970.html