Theo nghiên cứu từ Motherboard, iPhone là thiết bị có kết cấu phức tạp, trong đó, nhôm là kim loại chiếm tỷ lệ cao nhất với 24%, tiếp theo là sắt với 14%, đồng và coban chiếm lần lượt 6% và 5%. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trên Trái đất và Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, chủ yếu tinh chế từ quặng bauxite.
Một chiếc iPhone có khoảng 30 thành phần kim loại bên trong. |
Một chiếc iPhone có khoảng 30 thành phần hóa học bên trong, chủ yếu là kim loại và đất hiếm.
Các yếu tố đất hiếm như yttrium và europium cũng tồn tại trong iPhone, chủ yếu dùng trong pin, tạo màu cho màn hình... và chỉ chiếm khoảng 1%. Tuy nhiên, chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm cho smartphone hoạt động. Đất hiếm chủ yếu tồn tại ở châu Phi, Trung Quốc và cả Việt Nam, hay mới đây các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã tìm thấy một mỏ đất hiếm "vô hạn" ngoài khơi đảo Minamitori, phía Đông Nam thủ đô Tokyo.
Ngoài ra, trong iPhone còn có các kim loại khác như vàng, titan, carbon... với tỷ lệ rất nhỏ nhưng được đánh giá là "không thể thiếu". Để có được kết quả này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiền nát chiếc iPhone 6 16 GB, sau đó phân tích các thành phần bên trong.
Bảng chi tiết các thành phần hóa học bên trong một chiếc iPhone |
Link nội dung: https://haiphong24h.org/trong-iphone-co-ca-vang-va-titan-a107584.html