Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ đa số ý kiến nhất trí với quy định tại Điều 97 của dự thảo Luật, theo đó trẻ em mầm non năm tuổi, học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí. Trẻ em mầm non năm tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
Hỗ trợ đóng học phí đối với học sinh trung học cơ sở trường tư thục trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước và Chính phủ quy định lộ trình thực hiện.
Mức hỗ trợ do HĐND cấp tỉnh quy định tương đương mức ngân sách cấp chi thường xuyên tính bình quân trên một học sinh của cơ sở giáo dục công lập cùng cấp trên địa bàn.
Học sinh cấp THCS sẽ được miễn học phí |
Chính phủ đồng ý với ý kiến đa số của Nhân dân nêu trên và giữ quy định về học phí của dự thảo Luật: “Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức thu học phí được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định. Đối với các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học.
Trẻ em mầm non năm tuổi, học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động để thực hiện phổ cập giáo dục.
Trước đó khi Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) được Chính phủ trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 12/3/2018, nội dung “miễn học phí cho học sinh THCS” bị đưa ra khỏi dự luật. Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ không đồng tình với đề xuất này vì ngân sách nhà nước còn khó khăn. Đến tháng 7/2018 chủ trương này được Chính phủ đồng ý thông qua Nghị quyết số 104/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ.
Bộ Giáo dục giải thích, việc nhà nước mới miễn học phí đối với giáo dục tiểu học, còn trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS chưa được miễn học phí, gây khó khăn khi huy động trẻ đến trường, nhất là vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Mức thu học phí không quá cao, nhưng cũng là gánh nặng đối với gia đình thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo.
Miễn học phí bậc THCS sẽ huy động được trẻ lứa tuổi này đến trường, định hình việc phân luồng học sinh THCS và định hướng nghề nghiệp cho các em THPT rõ ràng hơn, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. "Miễn học phí đối với học sinh THCS sẽ góp phần giảm chi phí cho mỗi cá nhân, gia đình và tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội", Bộ Giáo dục khẳng định.
Hiện Việt Nam đã phổ cập giáo dục mầm non với trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học và THCS (từ lớp 6 đến 9). Tuy nhiên, hiện mới có học sinh tiểu học được miễn học phí. Nếu thực hiện chủ trương trên của Chính phủ, mỗi năm sẽ có hơn 5 triệu học sinh được hưởng lợi.
TP Hồ Chí Minh áp dụng giảm học phí từ học kỳ II/2019 Sở GD&ĐT TPHCM vừa ban hành văn bản hướng dẫn các trường thực hiện nghị quyết của HĐND Thành phố về chế độ học phí chính thức áp dụng từ năm 2019. |
Link nội dung: https://haiphong24h.org/mien-hoc-phi-doi-voi-hoc-sinh-trung-hoc-co-so-a117661.html