Người mắc bệnh lý liên quan đến gan: Chức năng đào thải và loại bỏ độc tố của gan ở người mắc các bệnh lý như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ sẽ suy yếu đi. Lúc này, để tránh tăng thêm áp lực bài tiết cho lá gan, tốt nhất không nên cho người bệnh sử dụng nhiều đào.
Mỗi thức quả đều có những tác hại tiềm ẩn, nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ và cẩn trọng khi sử dụng thì rất dễ mắc phải, với trái đào cũng vậy. Mong rằng những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn biết cách ăn trái cây này hợp lý và khoa học.
Phụ nữ mang thai: Các bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều đào. Đào có tính nóng ăn nhiều dễ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết nên mẹ bầu chỉ nên dùng 2 – 3 trái/ tuần nếu thích, không ăn liên tục. Lưu ý chỉ chọn những trái đào đã chín, khi ăn cần gọt hết vỏ ngoài vì lông đào làm ngứa họng, dị ứng với ai có cơ địa nhạy cảm. Rửa sạch, ngâm muối vì rửa không sạch có thể chứa ký sinh trùng gây hại như listeriosis và nhiễm toxoplasma.
Người mới ốm dậy: Người mới ốm dậy, nhiều bệnh trong người hay những người bệnh có chức năng tràng vị tương đối kém thì cũng không nên ăn quá nhiều đào, bởi vì trong đào có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị, gây tình trạng chướng bụng đầy hơi. Những người đang ốm, đặc biệt bị viêm họng, sốt, chảy máu cam, ăn đào sẽ khiến tình trạng bệnh tăng nặng.
Người bị tiểu đường: Quả đào có chứa 1 hàm lượng đường lớn. Cứ 100gr đào thì có tới 7gr đường. Những người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều đào sẽ ảnh hưởng tới chức năng nhuận tràng, dẫn đến bệnh tình ngày một nặng thêm.
Tác giả: Linh Chi
Nguồn tin: nguoiduatin.vn
Link nội dung: https://haiphong24h.org/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-nhieu-dao-a140370.html