Lò vi sóng sử dụng vi sóng (microwaves) hay còn được gọi là sóng viba, là các tia điện từ có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại nhưng ngắn hơn sóng vô tuyến (sóng radio). Vi sóng có tần số từ 300 MHz đến 300GHz trong phổ điện từ.
Năng lượng vi sóng từ máy phát (magnetron) được truyền theo ống dẫn sóng (waveguide) đưa sóng đến buồng nấu (cooking cavity). Ở buồng nấu, phản xạ qua lại giữa bức tường làm chuyển động phân tử chất lỏng, sự chuyển động sinh ra nhiệt làm nóng thức ăn từ bên trong.
Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn lò vi sóng có gây ung thư không. Theo các nhà khoa học, lò vi sóng được sử dụng theo đúng hướng dẫn khuyến nghị sẽ không có gây nguy cơ mắc ung thư.
Nhiều thông tin sai lệch về sự an toàn của lò vi sóng. (Ảnh: iStock Photo) |
Nhiều nghiên cứu không chỉ được mối liên hệ rõ ràng giữa việc sử dụng lò vi sóng với nguy cơ mắc ung thư. Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là mức năng lượng bức xạ phát ra từ vi sóng tương đối nhỏ, không đủ để gây ra tổn thương DNA, đột biến gene, vốn là dạng tổn thương thường liên quan đến sự khởi đầu của bệnh ung thư.
Lò vi sóng phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy định an toàn nghiêm ngặt để đảm bảo phát ra bức xạ tối thiểu không gây hại cho người dùng. Các cơ quan quản lý như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Ủy ban Quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) ra thiết lập và thực thi các nguyên tắc này.
Quan niệm sai lầm phổ biến
Những lo ngại thường nảy sinh từ việc lò vi sóng bị rò rỉ bức xạ. Tuy nhiên, lò vi sóng được thiết kế với nhiều tính năng an toàn để ngăn chặn tình trạng rò rỉ này xảy ra. Bảo trì lò vi sóng thường xuyên, sử dụng đúng cách và tránh làm hỏng đệm cửa lò sẽ đảm bảo mức độ tiếp xúc với bức xạ vẫn ở mức thấp hơn giới hạn an toàn thiết lập.
Cũng có quan niệm sai lầm cho rằng, thức ăn nấu trong lò vi sóng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng, góp phần gây ra nguy cơ mắc ung thư.
Mặc dù sự thật là một số phương pháp nấu ăn nhất định có thể dẫn đến suy giảm chất dinh dưỡng, nhưng nói chung, nấu bằng lò vi sóng được coi là một trong những phương pháp tiện lợi, dễ dàng.
Thời gian nấu ngắn và sử dụng nước tối thiểu giúp giữ lại chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn, so với nấu trên lửa hoặc đun sôi kéo dài.
Ngoài ra, việc sử dụng hộp nhựa trong lò vi sóng đi kèm lo ngại về các hóa chất độc hại thấm vào thực phẩm. Về nguyên tắc, bạn phải sử dụng hộp đựng nhựa có dán nhãn an toàn với lò vi sóng, vì thế nguy cơ mắc ung thư từ việc dùng hộp đựng nhựa an toàn là không đáng kể.
Cách giảm thiểu rủi ro
Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất là điều cần thiết để sử dụng lò vi sóng an toàn. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra lò xem có dấu hiệu hư hỏng nào không, đảm bảo cửa lò được đóng kín, khẩn trương giải quyết kịp thời mọi vấn đề xảy ra trong lò.
Các gia đình hãy chọn các dụng cụ và hộp đựng có dán nhãn an toàn với lò vi sóng để tránh khả năng rò rỉ hóa chất. Tránh sử dụng các loại nhựa không được chỉ định là an toàn với lò vi sóng, vì chúng có thể giải phóng các chất có hại vào đồ ăn khi đun nóng.
Bạn nên đứng ở khoảng cách an toàn với lò vi sóng khi lò đang hoạt động để giảm thiểu khả năng tiếp xúc với trường điện từ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mức độ phơi nhiễm khi đứng gần lò vi sóng đang hoạt động được coi là không đáng kể.
Mặc dù việc sử dụng lò vi sóng không phải làm tăng nguy cơ mắc ung thư, nhưng chế độ ăn nhiều thực phẩm tiện lợi, thức ăn nhanh đã qua chế biến hâm bằng lò vi sóng tạo nên lối sống không lành mạnh. Vì thế, bạn cần hướng tới chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm nhiều loại thực phẩm tươi sống, nguyên chất được chế biến thông qua các phương pháp nấu ăn đa dạng.
Cuối cùng, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin về an toàn lò vi sóng, bức xạ và các rủi ro tiềm ẩn, từ các nguồn có uy tín như cơ quan y tế chính phủ, tổ chức khoa học và các nghiên cứu được phê duyệt.
Tác giả: HUỲNH DŨNG
Nguồn tin: vtc.vn
Link nội dung: https://haiphong24h.org/lo-vi-song-co-gay-ung-thu-a143725.html