Việc mặc áo lót không vừa vặn có thể gây nhiều rủi ro cho sức khoẻ, bao gồm:
Vấn đề về cổ và lưng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Một chiếc áo ngực có phần gọng kém chất lượng sẽ làm hạn chế quá trình máu lưu thông trong cơ thể, từ đó gây căng cơ và dẫn đến tình trạng đau lưng, cổ và vai. Lúc này, bạn đừng nên tiếc tiền mà mua áo ngực rẻ bèo. Bởi những loại áo ngực này thường có phần gọng kém chất lượng, rất dễ bị thủng và đâm vào vùng ngực, gây sưng đau.
Đau ngực
Nếu ngực của bạn tràn ra ngoài trên đỉnh cốc, bị đẩy về phía nách hoặc bị dây ngầm của áo ngực đâm vào gây đau thì tức là chiếc áo ngực đó không vừa với bạn.
Đau núm vú
Một trong những lý do lớn nhất khiến núm vú bị tổn thương là do ma sát. Một chiếc áo ngực quá lỏng hoặc quá chật cũng có thể chà xát khiến núm vú bị trầy xước, kích thích. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần xem lại chiếc áo ngực của mình.
Gặp vấn đề về da
Ngực không được hỗ trợ tốt có thể chảy xệ và gây ra các vết rạn trên da. Bạn cũng có thể có thấy những rãnh hằn trên vai do dây áo ngực quá chặt. Nếu không thay áo ngực kịp thời, những vết hằn này có thể không bao giờ biến mất.
Nhức đầu
Nếu bạn bị đau đầu mà không biết tại sao thì rất có thể nguyên nhân liên quan đến chiếc áo ngực bạn đang mặc. Sự căng thẳng mà bạn có thể nhận được trong cơ bắp từ một chiếc áo ngực không vừa vặn hoàn toàn có thể gây đau đầu.
Ngực chảy xệ
Ngực chứa một hệ thống dây chằng và áp lực từ chiếc áo ngực không vừa vặn có thể làm tổn thương dây chằng, làm ngực chảy xệ sớm.
Vấn đề về hô hấp
Nếu mặc áo ngực quá chật, có thể gây áp lực lên phần thân trên và ảnh hưởng đến phổi và ngực, gây khó thở.
Làm thế nào để tìm được kích cỡ áo lót ngực phù hợp?
Dưới đây là những lưu ý giúp bạn chọn được chiếc áo lót ngực phù hợp:
Dây ngang lưng: Là phần dây áo chạy quanh toàn bộ chiều rộng của chiếc áo ngực. Đây có lẽ là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của áo ngực. Dây đeo phải vừa khít với thân mình của bạn, không được chật nhưng cũng không được quá lỏng lẻo.
Cúp ngực: Cúp ngực là phần quan trọng thứ hai của áo ngực vì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với bầu ngực. Cúp phải ôm trọn bầu ngực, nhưng không quá chặt khiến bầu ngực tràn ra mép và ngược lại không nên quá rộng.
Móc áo: Móc áo là phần quan trọng thứ ba của áo ngực vì nó là bộ phận kết nối. Móc áo có thể là bộ hai, ba hoặc đôi khi là bốn hàng móc và mắt cài. Khi thử áo ngực lần đầu tiên, hãy sử dụng móc ở xa nhất. Để theo thời gian, khi dây áo ngực bị lỏng có thể điều chỉnh đến móc trong cùng để vừa vặn hơn.
Dây đeo: Phần cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong cấu trúc áo ngực là dây đeo. Đây là bộ phận có thể điều chỉnh được và đôi khi có thể tháo rời. Khi kiểm tra áo ngực phải đảm bảo dây đeo không quá ngắn, nếu không nó sẽ hằn sâu vào da và để lại những vết hằn khó coi và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương da. Cũng không nên để dây đeo quá lỏng. Do kích thước hai bầu ngực có thể không bằng nhau, nên có thể cần điều chỉnh dây đeo hai bên để thoải mái hơn.
Ngoài ra, do cấu trúc đặc biệt và mang tính chu kỳ của cơ thể, bộ ngực luôn thay đổi, vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn một vài chiếc áo ngực có kích cỡ khác nhau để đảm bảo bạn cảm thấy thoải mái trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là hai tuần trước kỳ kinh khi ngực có xu hướng tăng kích thước to hơn.
Tác giả: Anh Đào (TH)
Nguồn tin: tieudung.kinhtedothi.vn
Link nội dung: https://haiphong24h.org/7-tac-hai-cua-viec-mac-ao-lot-nguc-khong-dung-kich-co-a144290.html