Sán lá gan là loài ký sinh trùng ký sinh có thể lây nhiễm ở người do ăn cá hoặc uống nước bị ô nhiễm. Ảnh minh họa: Quizlet.
Sán lá gan là loài giun dẹp ký sinh có thể gây bệnh ở người và một số động vật.
Sán lá gan không thể lây từ người này sang người khác. Thay vào đó, người và động vật bị nhiễm sán lá gan do ăn cá bị ô nhiễm hoặc uống nước bị ô nhiễm. Sán lá gan có thể sống trong cơ thể người từ 20 đến 30 năm nếu không được điều trị.
Các loại sán lá gan
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan và ống mật. Sán lá gây nhiễm trùng gan bao gồm:
- Clonorchis sinensis (sán lá gan ở Trung Quốc hoặc phương Đông), gây bệnh clonorchosis.
- Opisthorchis viverrini (sán lá gan ở Đông Nam Á) và O. cateus (sán lá gan mèo), gây nhiễm trùng giống như bệnh clonorchzheim.
- Fasciolapatica (sán lá gan thông thường hoặc sán lá gan cừu), gây bệnh sán lá gan, thường lây nhiễm ở cừu và gia súc.
Theo Medical News Today, bạn thường bị nhiễm sán lá gan nhất qua những con đường sau:
Ăn cá nước ngọt bị nhiễm sán
Ăn rau nước ngọt, chẳng hạn như cải xoong, bị ô nhiễm
Uống nước bị ô nhiễm
Rửa rau hoặc trái cây bằng nước bị ô nhiễm.
Ăn các loại rau nước ngọt bị ô nhiễm, như rau cải xoong, có nguy cơ nhiễm giun sán cao. Ảnh minh họa: Cherokeephoenix.
Dấu hiệu nhận biết
Lúc đầu, sán lá gan có thể không có triệu chứng hoặc tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, người bệnh có thể gặp một số hoặc tất cả triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng: Khi xâm nhập vào cơ thể con người, sán lá gan sẽ di chuyển từ ruột đến gan. Để xâm nhập vào gan, sán lá gan phải chui qua niêm mạc gan gây đau vùng bụng trên bên phải. Sau nhiều năm nhiễm phải, người bệnh có thể bị tắc ống mật, điều này cũng gây đau bụng.
- Buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa: Một người có thể bị nôn mửa, tiêu chảy và buồn nôn trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng hoặc khi ống mật bị tắc. Những triệu chứng này thường kéo dài vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
- Sụt cân: Ngoài buồn nôn, một người có thể chán ăn. Chán ăn có thể gây sụt cân nếu tình trạng này kéo dài theo thời gian.
- Phát ban: Hệ thống miễn dịch thường phản ứng với sán lá gan, khiến cơ thể xuất hiện các vết phát ban. Triệu chứng này phổ biến nhất trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng khi sán lá gan đào sâu vào gan.
- Sốt: Triệu chứng này thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng và khi ống mật bị tắc.
- Khó chịu: Đây là một thuật ngữ dùng để mô tả cảm giác chung hoặc tổng thể là cảm thấy không khỏe. Cũng như một số triệu chứng khác, tình trạng khó chịu thường gặp nhất trong giai đoạn đầu và trong thời gian ống mật bị tắc. Giữa các đợt, cảm giác khó chịu này thường biến mất.
Ngoài ra, còn có một số biến chứng hiếm gặp liên quan đến nhiễm sán lá gan nặng. Chúng bao gồm hình thành sỏi, nhiễm trùng tái phát ở hệ thống mật và ung thư đường mật (ung thư ống mật).
Cách phòng ngừa
Điều quan trọng cần biết là nhiễm sán lá gan có thể dễ dàng ngăn ngừa được. Đảm bảo rằng cá nước ngọt và cải xoong được nấu chín kỹ trước khi tiêu thụ là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng sán lá gan. Đun sôi tất cả nước chưa được xử lý, đặc biệt không uống nước trực tiếp từ con suối gần nơi gia súc sinh sống.
Mọi người không nên ăn cá hoặc tôm nước ngọt sống, khô, muối hoặc ngâm từ những khu vực xảy ra nhiễm trùng Clonorchis và Opisthorchis.
Những người đi du lịch đến các khu vực có điều kiện vệ sinh kém nên tránh thực phẩm và nước uống có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng.
Mai Phương
Link nội dung: https://haiphong24h.org/6-canh-bao-khi-nhiem-san-la-gan-a146932.html