Phóng sự chuyên sâu của Bloomberg về quy trình tái chế thiết bị của iPhone đã hé lộ nhiều bí mật trái với khẩu hiệu "thân thiện với môi trường" từ Apple.
Cụ thể, thay vì loại bỏ, Apple lại trả tiền cho một nhà thầu bên ngoài có tên GEEP để cắt nhỏ hơn 250.000 thiết bị này mỗi năm.
Trong 2 năm đầu tiên của hợp đồng này, Apple đã gửi cho GEEP hơn 530.000 chiếc iPhone, 25.000 iPad và 19.000 Apple Watch.
Tuy nhiên, một cuộc kiểm toán của Apple đã phát hiện ra rằng có ít nhất 99.975 chiếc iPhone đang hoạt động, thuộc danh sách đã bị loại bỏ của GEEP, lại được chuyển sang Trung Quốc và bán trên thị trường đồ cũ.
Năm 2020, Apple kiện GEEP vì vi phạm hợp đồng nhưng lại không có động thái gì thêm. Vụ kiện sẽ tự động bị hủy bỏ vào tháng 1/2025 tới trừ khi Apple tiếp tục tiến hành.
Điều tương tự cũng xảy ra với một vụ kiện khác mà GEEP đưa ra chống lại ba nhân viên cũ với cáo buộc là thủ phạm của các vụ trộm thiết bị cũ.
Theo 9to5Mac, khi vụ kiện lần đầu được đưa ra ánh sáng vào cuối năm 2020 bởi hãng tin Logic, các nhà quan sát trong ngành đã rất choáng váng.
Theo các chuyên gia, vụ việc là minh chứng cho thấy Apple đang buộc một đối tác tái chế phải cắt nhỏ hàng chục nghìn chiếc iPhone vẫn còn dùng được để tân trang.
Cùng năm đó, Apple đã công khai cam kết đạt được mức trung hòa 100% carbon trong vòng đời sản phẩm của mình vào năm 2030 và nêu rõ trong một báo cáo về môi trường rằng “tái sử dụng là lựa chọn đầu tiên của chúng tôi”.
Đồng sáng lập iFixit, Kyle Wiens tin rằng việc băm nhỏ các thiết bị hoạt động có thể được sửa chữa hoặc sử dụng làm phụ tùng là bất hợp pháp.
Anh Tuấn
Link nội dung: https://haiphong24h.org/thay-vi-nha-may-rac-100000-iphone-cu-lai-toi-tay-nguoi-dung-a148212.html