Một loại đậu được ví von như “nhân sâm” bán đầy ngoại chợ nhưng kén người mua

Đậu bắp là loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, ngoài ra nó còn có công dụng vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên nhiều người ngại ăn đậu bắp vì sợ nhớt.

Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp

Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3 cho biết, quả đậu bắp tươi giàu chất nhầy, carbohydrate (tinh bột, đường, palmatin, stearin), protein, flavonoid, scopoletin và các vitamin như A, B1, B2, B3, B9; vitamin C, E, K, các khoáng chất canxi, sắt, kẽm, kali, magie.

dau-bap1-1714706434.jpg
 

Đậu bắp không chỉ là loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, toàn cây đậu bắp còn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Ảnh minh họa

Lá đậu bắp chứa các khoáng chất, tannin, chất nhầy và giàu các dẫn xuất flavonoid. Rễ đậu bắp chứa polysaccharide, carbohydrate, dầu, chất nhầy, flavonoid và một số thành phần tác dụng chống oxy hóa.

Về tác dụng với sức khỏe, đậu bắp được dùng để điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy trong viêm đường ruột cấp tính và kích thích dạ dày, ruột. Quả đậu bắp chứa nhiều chất xơ và chất nhầy, tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp hỗ trợ tiêu hoá.

Các thành phần khác nhau của cây đậu bắp tác động chống oxy hoá và bảo vệ gan. Ví dụ, thành phần có hoạt tính chống oxy hoá trong hạt là procycanidin B2, procyanidin B1 và rutin; trong hoa, quả, lá có polyphenol, flavonoid.

Những tác dụng của đậu bắp giúp loại rau này được ví von là "nhân sâm xanh"

Hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu

Do trong thành phần của đậu bắp chủ yếu là chất xơ nên nó có khả năng ổn định lượng cholesterol trong máu.

Chất xơ trong đậu bắp dễ dàng hòa tan trong nước nên khi đi theo đường ruột có sự kết hợp với cholesterol trong thức ăn khác, sẽ thải ra ngoài cùng các chất cặn bã. Từ đó, nồng độ cholesterol trong máu được giảm xuống, bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh.

bua-an-co-dau-bap-2-1714706484.jpg
 

Đậu bắp được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng. Ảnh minh họa

Đậu bắp rất giàu dinh dưỡng

Đậu bắp chứa ít calo nhưng lại nhiều chất dinh dưỡng. Trong 50g đậu bắp chứa 4mg natri, 2g chất xơ, 1g đường, 1g protein, 13% lượng vitamin C cần thiết trong ngày, 3% canxi và 7% vitamin A. Đặc biệt, loại quả này không chứa chất béo.

Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Chất chống oxy hóa là các hợp chất tự nhiên giúp cơ thể chống lại gốc tự do - phân tử gây hại cho tế bào. Các gốc tự do có thể gây ra sự mất cân bằng oxy hóa, cuối cùng dẫn đến ung thư.

Đậu bắp chứa các chất chống oxy hóa polyphenol, gồm vitamin A và C. Đậu bắp cũng chứa loại protein gọi là lectin có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người.

Các nghiên cứu sử dụng hợp chất cô đặc từ đậu bắp cho thấy chúng có tác dụng ức chế đến 65% sự phát triển của tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu để có bằng chứng chắc chắn về đặc tính ngăn ngừa ung thư của đậu bắp.

Đậu bắp tốt cho tim và não

Hợp chất polyphenol tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ do cục máu đông. Hợp chất này cũng giúp giảm thiểu tác hại của các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa trong đậu bắp cũng có lợi cho não bộ vì chúng giúp giảm quá trình viêm ở não.

Chất nhầy trong đậu bắp liên kết với cholesterol trong quá trình tiêu hóa và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên chuột cho thấy, chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo nhưng thêm bột đậu bắp có mức cholesterol thấp hơn chuột không ăn bột đậu bắp.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Ngoài ra, đậu bắp cũng được cho là rất tốt cho phụ nữ mang thai. Theo đó, một chén đậu bắp có thể cung cấp tới 15% hàm lượng acid folic (vitamin B9) cần thiết hàng ngày. Acid folic là chất dinh dưỡng cần thiết đối với phụ nữ mang thai, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi đang phát triển.

Tóm lại, đậu bắp là loại rau xanh rất tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra toàn cây đậu bắp đều có tác dụng hỗ trợ rất tốt. Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên bổ sung đậu bắp trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Các bà nội trợ nên chọn mua đậu bắp tươi, quả không quá mềm, vỏ không thâm. Ngoài ra, khi nấu nướng đậu bắp không nên luộc, xào, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, tốt hơn cả là hấp chín. Hãy ăn đậu bắp đúng cách để tốt nhất cho sức khoẻ, thông tin trên báo VTC News.

Những người không nên ăn đậu bắp

dau-bap-3-1714706580.jpg
 

Nhiều bà nội trợ cảm thấy đậu bắp hơi khó ăn vì có nhiều chất nhớt. Ảnh minh họa

Đậu bắp tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được thực phẩm này.

Người có vấn đề đường tiêu hóa

Đậu bắp chứa fructans, là loại carbohydrate. Fructans có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người đang gặp vấn đề về đường ruột. Do đó khuyến cáo người bệnh đường ruột nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu định thêm đậu bắp vào chế độ ăn hàng ngày.

Người bị sỏi thận

Đậu bắp chứa nhiều oxalat. Loại sỏi thận phổ biến nhất bao gồm canxi oxalate. Thực phẩm có hàm lượng oxalate cao, chẳng hạn như đậu bắp và rau bina, làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người từng mắc bệnh này.

Người bị đau nhức xương khớp

Đậu bắp chứa solanine. Đây là hợp chất độc hại có thể gây đau khớp, viêm khớp và viêm kéo dài ở một số người. Khoai tây, cà chua, cà tím, quả việt quất và atisô cũng chứa solanine. Do đó cần ăn hạn chế những thực phẩm này.

Không tốt cho người đang sử dụng thuốc làm loãng máu

Vitamin K giúp đông máu và hàm lượng chất này dồi dào trong đậu bắp có thể ảnh hưởng đến những người sử dụng thuốc làm loãng máu.

Thuốc làm loãng máu giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông - nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim. Ăn nhiều đậu bắp có thể khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ, theo Kinh tế & Đô Thị.

Link nội dung: https://haiphong24h.org/mot-loai-dau-duoc-vi-von-nhu-nhan-sam-ban-day-ngoai-cho-nhung-ken-nguoi-mua-a148638.html