Khi uống trà, chắc hẳn chúng ta từng nghe qua khuyến cáo “không nên uống trà qua đêm”, bởi lượng lớn acid tannic trong loại trà này khi vào dạ dày sẽ kết tủa lại, gây cản trở sự hấp thụ chất sắt, đồng thời dễ làm thương tổn niêm mạc dạ dày.
Thông thường nước trà khi để lâu qua đêm sẽ chuyển màu sang đỏ. Dạng nước trà này thì uống không tốt vì tăng độ chát và màu sắc không đẹp. Thay vì đổ đi bạn hãy áp dụng mẹo hay sau sẽ thấy nhiều hữu ích:
Nước trà để qua đêm "cực độc" nhưng làm theo mẹo hay sau đây công dụng thật bất ngờ trong đời sống hàng ngày bạn nên áp dụng thử.
- Nước trà qua đêm tưới cây rất tốt: Nước trà để qua đêm sẽ lên men nên giúp gia tăng lợi khuẩn nên có thể làm cho hoa, cây cối phát triển tươi tốt hơn và còn có thể cung cấp thêm những chất cần thiết cho hoa và cây. Nhiều nơi còn lên men trà để tạo nên tảng nấm kombucha tốt cho tiêu hóa. Với cây cảnh thì nước trà để qua đêm cũng là một thức ăn tốt. Khi tưới nước trà nên tránh rơi vào thành chậu sẽ làm vàng ố, theo VTC News.
- Dùng để rửa bát: Bạn có bao giờ nghĩ rằng trà qua đêm còn có thể dùng để làm sạch bát đĩa, xoong nồi chứa các vết dầu mỡ cứng đầu không? Các polyphenol trong trà trong nước trà có thể hòa tan vết dầu và phân hủy vết dầu.
- Khử mùi giày: Trà qua đêm thực ra còn có một tác dụng tuyệt vời khác, đó là có thể khử mùi hôi bên trong giày. Tuy nhiên, bạn phải vớt lá trà ra, phơi khô rồi cho vào gạc. Sau đó đặt miếng gạc chứa đầy lá trà vào bên trong giày, thông thường sau khi để qua đêm, mùi hôi bên trong giày sẽ biến mất.
- Dùng súc miệng: Nước trà có tính kháng khuẩn. Đặc biệt Flo trong nước trà và men răng sau khi vôi hóa sẽ làm tăng sức đề kháng với các chất có tính axit, giúp hạn chế sâu răng. Flo cũng loại bỏ mảng bám khuẩn răng. Tốt nhất là sau bữa ăn vài phút, hãy súc miệng bằng nước trà.
- Hỗ trợ giảm ngứa: Nước trà để lâu sẽ chuyển thành màu nâu đỏ biểu thị cho việc gia tăng hoạt đọng của polyphenol - chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, chất flo trong nước trà qua đêm có tác dụng khử khuẩn có thể giảm ngứa nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh chàm và một số tình trạng ngứa da thông thường. Do đó, nếu bị muỗi đốt hoặc bị ngứa, bạn có thể dùng nước trà ấm để qua đêm lau lên vùng da này. Nhưng chỉ nên dùng trà qua 1 đêm tránh để lâu.
- Dùng gội đầu kích thích tóc mọc nhiều hơn: Bạn dùng nước trà để qua đêm cũng có thể gội đầu giúp mượt tóc và trị gàu giảm ngứa. Chúng giúp kích thích mọc tóc và giúp loại bỏ gàu tốt hơn. Bạn cũng có thể dùng nước trà qua đêm để quét lên lông mày.
Bạn không nên đổ bỏ nước trà để qua đêm vì nó có những công dụng tuyệt vời trong cuộc sống mà không phải ai cũng biết.
- Khử mùi tanh nấu ăn: Để sử dụng mẹo hay này bạn hãy ngâm chúng vào nước trà này rồi rửa lại bằng nước sạch. Bạn cũng có thể dùng nước trà qua đêm để ngâm rửa bát chén đĩa bị vướng mùi tanh của hải sản sẽ giúp đánh bật mùi tanh này. Khi tay bạn bị dính mùi tanh của thực phẩm hoặc dính mùi hành tỏi thì cũng có thể dùng nước trà qua đêm để rửa tay giúp thơm tho hơn.
Một số nguyên tắc uống trà để tránh gây hại sức khỏe
Trà xanh là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe, không chỉ ngăn ngừa một số căn bệnh mà còn kéo dài tuổi thọ của con người, giúp chị em phụ nữ làm đẹp da. Lợi ích của trà xanh là rất lớn, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM cơ sở 3 từng chia sẻ với Vietnamnet, về cơ bản, khi uống trà, cần nhớ những nguyên tắc sau:
- Tránh uống trà khi đói: Trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt… rất nguy hiểm cho cơ thể.
- Không nên pha trà lại nhiều lần: Các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn khi pha lại nhiều lần.
- Không uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.
- Không uống trà để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.
- Không nên uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị.
- Không nên uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước trà cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt... Bạn nên uống trà xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, sẽ có lợi cho sức khỏe.
- Không dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://haiphong24h.org/nuoc-tra-qua-dem-dung-voi-do-di-lam-theo-cach-nay-cong-dung-tuyet-voi-a148667.html