Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?

Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, đũa ăn gần như là công cụ không thể thiếu. Tuy nhiên nếu không chọn đúng loại đũa và cách sử dụng không đúng có thể gây hại đối với sức khỏe.

Chọn mua đũa ăn không chỉ là việc đơn thuần lựa chọn một vật dụng nhỏ gọn trong bữa ăn hàng ngày mà còn đề cao vấn đề về sức khỏe và an toàn thực phẩm. Hầu hết các gia đình đều sử dụng chung đũa khi ăn, phương pháp vệ sinh đũa không đúng, nếu sử dụng loại đũa này lâu ngày rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm gan, kiết lỵ, viêm dạ dày ruột cấp tính,…

Loại đũa nào tốt nhất cho sức khỏe?

Đũa tre có tốt không?

Đũa tre là sự lựa chọn lâu đời, thân thiện môi trường, bền, giá rẻ, an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, đũa tre có xu hướng bị cong trong quá trình sử dụng.

Điểm trừ nữa là đũa tre dễ bị nấm mốc khi trời nồm ẩm. Loại kém chất lượng sẽ không được trơn láng, dễ bị bám thức ăn, rửa không sạch sẽ là môi trường để vi khuẩn sinh sôi.

Đũa tre chất lượng tốt sẽ không bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

chon-mua-dua-an-toan-cho-suc-khoe-1-1727144929.jpg

Ảnh minh họa

 

Đũa gỗ tự nhiên

Đũa được làm từ gỗ tự nhiên, có ưu điểm bảo vệ môi trường và dễ sử dụng. Tuy nhiên, đũa gỗ cũng dễ bị ẩm mốc. Tuổi thọ của đũa gỗ ngắn, cần phải thay thế thường xuyên. Một số loại gỗ được sơn mài, có nhiều hình dạng, song có thể gây ảnh hưởng sức khỏe do các chất liệu sơn trên đũa.

chon-mua-dua-an-toan-cho-suc-khoe-2-1727144929.jpg

Ảnh minh họa

 

Có nên ham rẻ dùng đũa nhựa?

Đũa nhựa nhẹ, bền, không nấm mốc và nhiều màu sắc nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, đũa nhựa dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao và thải ra các chất có hại nên không thể sử dụng lâu dài. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đũa inox

Đũa inox thân thiện với môi trường, dễ làm sạch và bền, rất dễ vệ sinh. Tuy nhiên, vì khả năng dẫn nhiệt nhanh, đũa inox có thể gây bỏng. Một số loại đũa inox nặng, trơn, khó sử dụng. Giá thành đũa inox cũng khá cao.

chon-mua-dua-an-toan-cho-suc-khoe-3-1727144929.jpg

Ảnh minh họa

 

Đũa sứ

Đũa sứ mang cảm giác "chén ngọc, đũa ngà" của vua chúa xưa. Sử dụng đũa này trong ăn uống có thể cho cảm giác sạch sẽ, ngon miệng. Tuy nhiên đũa nặng, dễ gãy vỡ, không thích hợp cho gia đình có người già, trẻ nhỏ sử dụng.

Mỗi loại đũa đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn thích bảo vệ môi trường, giá thành rẻ có thể chọn đũa tre hoặc đũa gỗ. Nếu chú ý hơn đến độ bền và sự tiện lợi, bạn có thể chọn đũa nhựa. Để tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên chọn đũa từ chất liệu inox, gốm và tre.

Rửa đũa như thế nào để giảm vi khuẩn?

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều vi trùng lây truyền qua đũa. Theo thử nghiệm, một đôi đũa không sạch có thể chứa hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn vi khuẩn, virus. Một khi người ta sử dụng những chiếc đũa như vậy sẽ dễ mắc các bệnh liên quan như viêm gan, kiết lỵ, thương hàn, viêm dạ dày ruột cấp tính,…

Khi cha mẹ dùng đũa như vậy để đút cho con hoặc khi nhiều người trong bàn ăn cùng dùng đũa để gắp cùng một món ăn thì các vi sinh vật gây bệnh này sẽ truyền qua đũa, gây lây nhiễm chéo.

Lu Jinxing, Phó giám đốc Viện Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc chỉ ra: “Đũa nên được đặt trong hộp đựng đũa rỗng và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát”.

Các cuộc khảo sát cho thấy nhiều người thường để đũa trong hộp hoặc ngăn đựng kín. Những nơi này có không gian chật hẹp, môi trường ẩm ướt.

Ngoài ra, nhiều người không xả sạch đũa sau khi rửa. Theo thời gian, đũa tre và đũa gỗ rất dễ bị nấm mốc, có mùi hôi, bằng mắt thường không thể nhận thấy. Cách rửa đũa đúng là rửa từng chiếc một, chứ không phải cho cả nắm đũa cọ xát vào nhau.

T. Linh

Link nội dung: https://haiphong24h.org/dua-nhua-dua-tre-hay-dua-go-tot-cho-suc-khoe-a153262.html