Đề thi hết học phần do Trung tâm tư vấn pháp luật, Trường ĐH Luật HN ra.
Theo ông Cương cho biết: “Đây là chuyên ngành khi ra đề thi phải có tình huống, có thể thông thường sẽ mô tả tình huống bằng văn xuôi truyền thống. Việc dùng thơ như đề thi có mấy lợi thế: vừa có hình ảnh sống động, diễn tả tâm trạng nhân vật.
Hơn nữa đối tượng học là những người đang học văn bằng hai có trình độ nhận thức cao, đã trưởng thành, ít nhất vài ba năm thậm chí cả chục năm đi làm. Bối cảnh những dịp hè là người học cứ 3 ngày thi hết một môn, rất căng thẳng, thời tiết lại nóng bức nên đề thi có thể khiến sinh viên hứng khởi, dễ chịu”.
Xuất phát suy nghĩ đó, theo ông Cương phía trung tâm đã thử làm đề thi “hơi khác truyền thống nhưng nội dung không khác biệt, yêu cầu vẫn như vậy”.
Khi đề thi ra và được chia sẻ trên mạng xã hội, bản thân ông Cương cũng có quan sát thấy những ý kiến khác nhau.
vì mới có ý kiến khác nhau. Là bước làm nếu tốt được ủng hộ, cải tiến nếu đồng nghiệp, xã hội sẽ rút kinh nghiệm.
“Với người không có chuyên môn khi đọc đề 99% nghĩ vụ việc có liên quan đến tình ái nhưng thực chất không phải vậy. Là dân chuyên môn, dạy môn kĩ năng cho các luật sư sau này hành nghề luật, chúng tôi muốn dùng câu chuyện nhỏ để nói điều lớn hơn là vừa qua xuất hiện nhiều vụ việc xét xử dẫn tới oan sai khi nhìn nhận vấn đề không toàn diện và chủ quan” – ông Cương cho biết.
“Ở tình huống này chúng tôi có thể chỉ ra 6 nguyên nhân có thể dẫn tới cái chết của người hàng xóm chứ không chỉ lí do liên quan đến tình ái vì dụ như ông bị suy tim, khi sang nhà chơi đột tử” – ông Cương thông tin.
Đề thi ít nhiều có yếu tố hài hước nhưng theo ông Cương vẫn đem đến cho người học những giá trị và bài học khi hành nghề luật.
Ông Cương cũng thẳng thắn cho biết, phía trung tâm sẽ nhìn nhận những ý kiến đóng góp từ xã hội, đồng nghiệp, người học để rút kinh nghiệm có những đề thi vừa hay vừa đảm bảo không gây ra tranh luận.
Chiều cùng ngày, một lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội trao đổi với VietNamNet cũng chia sẻ với việc ra đề có tính mở của Trung tâm tư vấn pháp luật. Tuy nhiên cá nhân ông cho rằng, đề thi cần tránh những nội dung nhạy cảm, có thể khiến dư luận hiểu nhầm hoặc tranh cãi không cần thiết.
Tác giả bài viết: Văn Chung