Lý do khiến bạn nên uống nước ép lựu thường xuyên

Nước ép lựu là thức uống có lợi cho sức khỏe, sắc đẹp. Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng lựu còn có khả năng giảm viêm, cân bằng huyết áp hay cải thiện bộ nhớ.

Mỗi ngày bạn nên sử dụng 250 ml nước ép lựu tự pha chế để hấp thụ những dưỡng chất tuyệt vời từ loại quả này.
Chất chống oxy hóa

Màu đỏ của hạt lựu xuất phát từ chất polyphenols, một chất chống oxy hóa mạnh. Nước lựu có chứa hàm lượng polyphenols nhiều hơn 3 lần so với rượu vang đỏ và trà xanh. Chất chống oxy hóa trong quả lựu có thể giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào và giảm viêm.

 
1296x728 15 Health Benefits of Pomegranate Juice
Uống một ly nước ép lựu mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của bạn. Ảnh: Healthline.

Vitamin C

Trung bình nước ép một quả lựu chứa 40% nhu cầu vitamin C trong một ngày của cơ thể. Hàm lượng vitamin C có thể bị giảm đi đáng kể khi tiệt trùng. Vì vậy, bạn nên tự làm nước ép lựu để thu được lượng dưỡng chất đầy đủ nhất.

Phòng ngừa ung thư

Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lựu có thể giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả những nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại nước ép trái cây đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn còn sơ bộ. Tuy nhiên bạn nên bổ sung lựu vào một trong những loại trái cây cần tiêu thụ hàng ngày.

Bệnh Alzheimer

Nồng độ cao các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu được cho là có khả năng chống lại sự phát triển của bệnh Alzheimer và bảo vệ bộ nhớ.

Tiêu hóa

Nước lựu giúp giảm viêm ruột và cải thiện tiêu hóa. Nó có thể mang lại lợi ích cho những người bị bệnh viêm loét đại tràng và bệnh viêm ruột khác.



Nhiều ý kiến cho rằng việc uống nước ép quả lựu có thể làm cho bệnh tiêu chảy tăng nặng. Các bác sĩ khuyên bạn nên tránh dùng nước ép lựu cho đến khi tình trạng cơ thể tốt hơn và triệu chứng tiêu chảy đã giảm.

Chống viêm

Nước lựu có khả năng chống viêm rất tốt nhờ nồng độ cao của chất chống oxy hóa. Nó có thể giúp giảm viêm khắp cơ thể, ngăn ngừa tổn thương và stress oxy hó. Đây là hậu quả của sự mất cân bằng giữa việc hình thành các gốc tự do có oxy (chất oxy hóa) và các chất chống oxy hóa của cơ thể, có thể gây tổn thương đường hô hấp.

Viêm khớp

Chất Flavonol trong nước ép quả lựu có thể giúp ngăn chặn tình trạng viêm, góp phần cải thiện tình trạng viêm xương khớp và sụn bị hư hại. Nhiều nước cũng đang tiến hành nghiên cứu về tác dụng của lựu đối với bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp.

Tim

Nước lựu có tác dụng bảo vệ tim và động mạch. Thức uống này còn giúp cải thiện lưu lượng máu và bảo vệ động mạch. Nó cũng có thể làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám và tích tụ cholesterol trong động mạch.

Nhưng quả lựu có thể phản ứng tiêu cực với một số thuốc hạ huyết áp và cholesterol. Vì vậy, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng lựu hay nước ép lựu trong quá trình dùng thuốc.

Huyết áp

Uống nước ép lựu hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp tâm thu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy nước ép quả lựu có thể làm giảm huyết áp tổng thể trong thời gian dài.

Kháng virus

Chứa nhiều vitamin C và các dưỡng chất tăng cường miễn dịch khác như vitamin E, nước ép quả lựu có thể ngăn ngừa bệnh tật và chống lại nhiễm trùng. Lựu cũng đã được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn và kháng virus trong phòng thí nghiệm.

Giàu vitamin

Ngoài vitamin C và vitamin E, nước ép lựu là một nguồn tốt của folate, kali và vitamin K.

Bộ nhớ

Theo nghiên cứu gần đây, uống khoảng 250 ml nước lựu hàng ngày có thể cải thiện việc học và ghi nhớ.

Hiệu suất tình dục và khả năng sinh sản

Nước ép lựu giúp đẩy lùi tình trạng rối loạn chức năng tinh trùng và giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ. Uống nước ép quả lựu cũng có thể làm tăng nồng độ hormone tình dục ở nam giới và phụ nữ, một trong những yếu tố chính tác động đến "chuyện yêu".

Sức bền và hiệu suất thể thao

Nước ép lựu có thể giúp giảm đau và cải thiện phục hồi sức mạnh. Nó cũng làm giảm sự oxy hóa của cơ thể, thiệt hại gây ra bởi tập thể dục.

Tiểu đường

Lựu được sử dụng như một phương thuốc cho người mắc bệnh tiểu đường ở Trung Đông và Ấn Độ. Nó có thể giúp làm giảm sự đề kháng insulin và lượng đường trong máu.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thao (Theo Healthline)

Nguồn tin:

Link nội dung: https://haiphong24h.org/ly-do-khien-ban-nen-uong-nuoc-ep-luu-thuong-xuyen-a57996.html