Bệnh viện Hà Nội đồng loạt tăng viện phí từ ngày 1-8

Hôm nay 1-8, các bệnh viện trực thuộc thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt áp dụng viện phí mới theo Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, với mức tăng khoảng 20%.

Theo đại diện một số bệnh viện đầu ngành của thành phố như Bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Ung bướu Hà Nội… giá dịch vụ y tế được điều chỉnh đợt này đã cộng thêm các chi phí trực tiếp (như thuốc men, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao…), chi phí tiền lương. Đối tượng áp dụng viện phí mới là người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bố trí tình nguyện viên hướng dẫn người bệnh làm thủ tục thanh toán viện phí

Gần 18% người bệnh Thủ đô bị ảnh hưởng

Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố có 82,4% dân số đã có Thẻ BHYT, như vậy, 17,6% dân số còn lại chưa tham gia BHYT sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí đợt này.

Đây không phải là con số quá cao, hơn nữa, đa số người chưa tham gia BHYT thuộc đối tượng mua BHYT tự nguyện và có mức sống ổn định nên việc tăng giá dịch vụ y tế có thể kiểm soát được, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của thành phố cũng như không tạo biến động quá lớn.

Trên thực tế, từ tháng 6 vừa qua đã có 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư 02, áp dụng mức tối đa của 1.930 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Hà Nội thuộc nhóm các địa phương thực hiện việc điều chỉnh viện phí ở đợt thứ 2 trong năm 2017, do đó các bệnh viện của thành phố cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, 2017 là năm đầu tiên Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện tự chủ hoàn toàn, cũng là bệnh viện đa khoa đầu tiên của thành phố tự chủ hoàn toàn.

Những năm gần đây, nguồn kinh phí từ BHYT chiếm tỷ trọng rất lớn, tới 80% tổng nguồn thu của toàn bệnh viện, do đó việc tăng viện phí áp dụng với những người bệnh không có BHYT đợt này sẽ giúp bệnh viện cải thiện được đáng kể nguồn thu ngoài nguồn BHYT.

Song đồng thời với việc này, khi viện phí tăng, để thu hút được bệnh nhân không có BHYT đến khám đòi hỏi bệnh viện cũng phải nỗ lực hơn rất nhiều để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

“Chúng tôi luôn xác định phải có bệnh nhân thì mới tự chủ được và con đường duy nhất để tự chủ thành công là nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Cùng đó, phải tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh”, ông Nguyễn Đình Hưng nói.

Cơ hội để nâng cao chất lượng

Do tính chất đặc thù là bệnh viện tự chủ hoàn toàn nên ngay từ tháng 3 vừa qua, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã trở thành bệnh viện đầu tiên của Hà Nội được áp dụng viện phí mới theo Thông tư 02 của Bộ Y tế thay vì thời điểm 1-8-2017 như các bệnh viện khác.

Dù mức giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng khá cao, mức tăng trung bình khoảng 20% song theo kinh nghiệm triển khai từ bệnh viện này, nếu thực hiện tốt, minh bạch việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, đồng thời với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ không phải phàn nàn nhiều.

Hơn nữa, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế áp dụng với các đối tượng không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT còn mang tới sự bình đẳng về giá khám, chữa bệnh giữa người có BHYT và người không có Thẻ BHYT trong cùng một cơ sở y tế, bởi trước đó mức giá theo Thông tư 02 đã được áp dụng với tất cả người bệnh BHYT.

PGS.TS Trần Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chia sẻ, giá dịch vụ y tế được điều chỉnh đợt này mới chỉ tính 4/7 yếu tố cấu thành viện phí, chưa phải mức viện phí tính đúng tính đủ nên chưa tác động quá lớn đến người bệnh. Dù vậy, với nguồn thu tăng thêm từ việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế cũng giúp các cơ sở y tế có điều kiện để tăng chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý khám chữa bệnh thống nhất một danh mục, một giá.

Theo PGS.TS Trần Đăng Khoa, sau 4 tháng thực hiện tăng viện phí theo Thông tư 02 của Bộ Y tế, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội không nhận được ý kiến phàn nàn hay phản ánh bức xúc nào của người bệnh, người nhà bệnh nhân về giá dịch vụ y tế, công tác khám chữa bệnh của bệnh viện cũng không bị xáo trộn nhiều.

“Trong tháng 8, sẽ có 30 tỉnh/ thành phố điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 02; 15 tỉnh thực hiện trong tháng 10 tới và 18 địa phương tăng đợt cuối năm. Thực hiện Thông tư 02 sẽ phần nào tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, thúc đẩy người dân mua BHYT, tăng độ bao phủ và tiến tới BHYT toàn dân. Hiện nay, cả nước hiện còn gần 20% chưa tham gia BHY

Bộ Y tế

Link nội dung: https://haiphong24h.org/benh-vien-ha-noi-dong-loat-tang-vien-phi-tu-ngay-1-8-a85927.html