Garnet, thị trấn nhỏ nằm ở khu vực vùng núi hẻo lánh thuộc bang Montana, được coi là “nơi đáng sợ” nhất nước Mỹ. Trước đó, chính quyền liên bang từng cam kết cung cấp thực phẩm, nhà ở miễn phí và công việc cho những người tới ở.
Tuy nhiên, nơi này vẫn không một bóng người. Nhiều người cho rằng, đây là thị trấn “ma quái” nhất bang Montana, và họ vẫn tin rằng, nó thực sự ám ảnh.
|
Thị trấn heo hút này từng phát triển nhanh chóng vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 sau khi người ta phát hiện ra mỏ vàng và bạc tại đây. Tên gọi ban đầu của Garnet là Mitchell, đặt vào năm 1895. Khi đó, nơi này có 10 tòa nhà. Đến năm 1989, khoảng 1000 người sinh sống ở đây. Nhưng vào những năm 1940, các khu mỏ bị khai thác hết và kinh tế cũng đi xuống.
|
Kể từ đó, Garnet bị bỏ hoang, còn người dân cũng bỏ xứ mà đi. Đến nay, chẳng ai đặt chân đến vùng đất này, trừ một số khách du lịch muốn khám phám mạo hiểm hay các tình nguyện viên. Họ sẵn sàng cung cấp các tour du lịch, bán đồ lưu niệm và muốn hỗ trợ bảo tồn thị trấn.
Điều gì khiến thị trấn nhỏ trở nên đáng sợ đến vậy? Trước đó, người ta vẫn đồn thổi về những linh hồn của cư dân từng sống tại thị trấn xuất hiện khi mặt trời lặn ở Garnet.
|
Một bài báo của tác giả Ellen Baumler thuộc Hiệp hội lịch sử Montana, từng viết về thị trấn Garnet đăng trên tờ “Helena Independent Record” trong đó mô tả về “những ngón tay ma quái lướt trên phím đàn piano vào lúc nửa đêm, tiếng nhạc nổi lên giữa các tòa nhà trống vắng. Và vào những tháng mùa đông lạnh, du khách đến Garnet còn nghe thấy những tiếng ồn ào”.
|
Ellen Baumler viết: “Họ không gây phiền toái với bất cứ ai đến thăm thị trấn hoang vắn này. Họ trốn trong bóng tối và cười trong gió”.
Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng, tất cả những câu chuyện trên chỉ là lời đồn thổi, bịa đặt bởi chưa có hình ảnh hay đoạn phim nào quay chính xác được các điều bí ẩn kể trên. Nhưng trên tất thảy, Garnet vẫn có sức hút với những khách du lịch mê khám phá. Thời điểm đến đây lý tưởng nhất trong năm là mùa hè.
Link nội dung: https://haiphong24h.org/thi-tran-ma-quai-duoc-mien-phi-moi-thu-nhung-khong-ai-dam-den-o-a89035.html