Những điều thú vị ít biết về đấu trường La Mã

Đấu trường La Mã ngày nay chỉ giữ được chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng vẫn thu hút hàng triệu du khách tới thăm mỗi năm. Điều gì khiến nơi này có sức hút đến vậy?

Đấu trường La Mã sau được gọi là Colosseum, là đấu trường lớn ở thành phố Roma, với công suất lúc mới xây xong là 50,000 khán giả. Nơi này được sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu để trình diện cho công chúng.

Công trình xây khoảng năm 70 và 72 sau công nguyên. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng Colosseum vẫn được coi là biểu tượng của Đế chế La Mã, và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại.

 Đấu trường La Mã ngày nay

Ngày nay, Colosseum thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm. Điều gì khiến nơi này có sức hút đến vậy?

Đấu trường La Mã – công trình có kích thước khổng lồ

Đây là công trình hình elip với chiều cao 48m, dài 189m và rộng 156m. Colosseum nằm tại trung tâm của thành Rome, xây trên vùng đất bằng phẳng. Người ta dùng tới 100,000m3 đá hoa cương để xây dựng. Lượng đá này đủ để xây 40 bể bơi kích thước chuẩn Olympic. Để giữ khối đá với nhau, người ta phải dùng các mối nối bằng sắt, nặng tổng cộng 300 tấn.

 

Tiếp đó, người La Mã dùng hơn 25,000 m3 vữa và sỏi trộn thành bê tông. Ban đầu, đấu trường có sức chứa tới 50,000 người. Sau này thiết kế được mở rộng hơn với sức chứa lên đến 80,000 người. Colosseum gồm 80 cửa với mỗi lối được đánh số giúp khách nhanh chóng tìm thấy chỗ ngồi. Thiết kế bên trong hoàn hảo tới mức người dân có thể nhanh chóng thoát khỏi tòa nhà chỉ trong vài phút.

Thời gian xây dựng “nhanh chóng mặt”

Là công trình có quy mô đồ sộ tại thời điểm mới xuất hiện, song thời gian xây dựng Colosseum diễn ra rất nhanh chóng, chỉ kéo dài chưa tới 5 năm, từ năm 75 tới năm 80 sau công nguyên dưới thời Titus. Dưới thời Hoàng đế Domitian, công trình được chỉnh sửa khá nhiều.

Từng là nơi tàn bạo đầy bí ẩn

 Ảnh minh họa cho những trận đấu khốc liệt


Dưới thời các đấu sỹ, Colosseum còn được ví như đường dẫn tới địa ngục. Tại đây đã diễn ra những cuộc chiến đấu đẫm máu giữa cả người và động vật hoang dã. Các nữ đấu sỹ chiến đấu ở Colosseum được gọi là Gladiatrice, trong khi đó, đấu sỹ nam là Gladiator.

 

Tuy nhiên tại đây không phải bất cứ cuộc chiến đấu nào cũng kết thúc bằng cái chết. Đôi khi các đấu sỹ từ chối giết đối thủ của họ, hoặc có thể chính từ các khán giả đề nghị sự tha thứ, người bại trận vẫn được quyền sống sót. Vào khoảng những năm 1500, nơi này còn là điểm lui tới của các pháp sư.

Hàng ngàn động vật bị giết chết

Người La Mã từng tổ chức những cuộc săn bắn và các trận đánh khủng khiếp tại đây, khiến hàng ngàn con vật phải bỏ mạng. Lịch sử từng ghi lại có khoảng 9000 con vật bị giết trong ngày hội khai mạc của đấu trường.

 

Ngày nay, Colosseum là một trong những điểm du lịch chính khi đến với Rome. Bên dưới đấu trường có lối đi ngầm từng được dùng để chuyển động vật và đấu sỹ lên sàn đấu, nay mở cửa đón khách tham quan từ mùa hè năm 2010.

 

Link nội dung: https://haiphong24h.org/nhung-dieu-thu-vi-it-biet-ve-dau-truong-la-ma-a93697.html