Bệnh nhi nhập viện với vết thương sưng nề, phỏng nước, được chẩn đoán bỏng độ I, II ngón 1, 2 bàn tay phải và ngón 3, 4 bàn tay trái. Ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành xử trí vết thương: cắt lọc tổn thương, băng bó vết thương.
Hiện bệnh nhi hiện đang được theo dõi vết thương và không loại trừ nguy cơ hoại tử ngón tay. Theo các bác sĩ Bệnh viện, đây không phải là lần đầu tiên Bệnh viện tiếp nhận các trường hợp nhập viện với vết bỏng do nổ pin điện thoại do vừa sử dụng vừa sạc, hoặc nổ sạc dự phòng…
Những chấn thương do điện thoại, sạc phát nổ có thể dẫn đến bỏng, cụt chi, mù mắt, sẹo... hoặc di chứng suốt đời.
Do đó, người dân không nên vừa sạc vừa dùng điện thoại, nên sử dụng thiết bị công nghệ chính hãng, có kiểm duyệt an toàn. Không nên dùng điện thoại khi ngồi cạnh khu vực tỏa ra lượng nhiệt lớn như bếp lò, dưới trời nắng nóng... thiết bị có thể hấp thụ nhiệt, nóng lên và phát nổ.
Bên cạnh đó, cần thận trọng và tuyệt đối không cho trẻ em sử dụng thiết bị điện. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và sẽ để lại hậu quả rất lớn cho trẻ. Khi có người bị chấn thương cần nhanh chóng ngắt nguồn thiết bị để tránh điện giật, băng bó vết thương và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu kịp thời.