Giáo dục

Cách dạy con tự lập, thông minh của người Do Thái

Admin

Người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất vì có tỉ lệ các nhà khoa học đạt giải Nobel đứng đầu thế giới. Cách dạy con tự lập, thông minh của người Do Thái được nhiều bậc phụ huynh khâm phục.

Trong lịch sử, người Do Thái bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy, dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ.

Ngày nay, dân số Do Thái dao động ở khoảng từ 12 đến 14 triệu. Theo báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13,2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Israel, 5.3 triệu (40.2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.

Merneptah Stele, niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển.

Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.

Các nhân vật Do Thái điển hình Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại. Số người Do Thái giành được giải thưởng Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 25% (tức 1/4) số giải thưởng của toàn thế giới.

 


Cách dạy con của người Do Thái giữ vững các nguyên tắc:

Để trẻ tự phát triển có bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.

Học đi đôi với thực tiễn (không lý thuyết suông).

Luôn tôn trọng con.

Không thỏa mãn các mong muốn của con.

Hướng dẫn, tư vấn, không bao bọc, làm thay con mọi việc.

Phương pháp dạy con của người Do Thái:

Dạy con làm việc nhà từ nhỏ tùy theo lứa tuổi (trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân).

Dạy con tư duy vượt khó.

Khích lệ, động viên con khi hoàn thành tốt một công việc nào đó (mặc quẩn áo, chải răng, làm việc nhà…).

Khuyến khích con đưa ra ý tưởng riêng, thậm chí tranh luận với người lớn.

Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động...

Để trẻ thử điều mới và hiểu rằng không phải mọi việc đều thành công.

Khi trẻ làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách giải quyết tốt hơn cho lần sau.