Con đò nhỏ củ kỹ là phương tiện duy nhất giúp người dân xã Phú Sơn và các địa phương lân cận qua sông để ra vào địa bàn xã Phú Sơn. Xã Phú Sơn được ví như một ốc đảo bị ngăn cách với các xã khác bởi dòng Sông Con, dẫu biết nguy hiểm nhưng những năm qua người dân vẫn phải qua lại trên bến đò này. Trong khi đó, là ngay cạnh bến đò, cầu Phú Sơn kiên cố bắc qua dòng Sông con với mức đầu tư lên tới 162 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng nhưng đến nay, sau 9 năm vẫn chưa hoàn thành.
Hàng ngày, tại bến đò này có trên 300 lượt người qua sông, trong đó, có cả học sinh, giáo viên và cả những thương lái vận chuyển hàng cồng kềnh. Dù nắng hay mưa, chị Đặng Thì Dần - người lái đò vẫn miệt mài với công việc của mình, ban ngày còn đỡ, chứ nhiều hôm còn phải chèo thuyền ban đêm: Buổi ngày, chở khách đã nguy hiểm, đàng này, nhiều đêm có người dân ốm đau bệnh tật họ ra nhờ mình chèo sang sông để đi viện thì mình cũng phải phục vụ, mình nhọc đã đành, họ cũng vất vả, trên sông nước ai cũng biết nguy hiểm rồi nhưng mình cũng phải phục vụ thôi.
Hiểm nguy, bất an mỗi lần qua sông, người dân xã Phú Sơn lại càng trông mong sớm được thông cầu để đi lại thuận lợi, an toàn. Trên thực tế, cầu đã hoàn thành 90% hạng mục, hiện nay, còn 2 đầu cầu chưa được nâng cấp gắn liền với trục đường chính, chưa có lan can bảo vệ 2 bên cầu và các rãnh trên 8 nhịp của mặt cầu vẫn chưa được hoàn thiện nên sắt đã bị hoen rỉ.
Ông Nguyễn Hải Đông - Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết: Hiện nay, nhân dân xã Phú Sơn thắc mắc vì sao công trình thi công gần xong rồi mà lại để dang dở. Với vai trò trách nhiệm chính quyền địa phương, chúng tôi mong muốn các cấp các ngành quan tâm hoàn thiện cầu Phú Sơn càng sớm để nhân dân đi lại và phát triển kinh tế bởi Phú Sơn là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 30%.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Kỳ, đến nay công trình cầu Phú Sơn vẫn còn dang dở là do nguồn vốn chưa được bố trí kịp thời. Để hoàn thiện các hạng mục còn lại nhằm thông cầu thì cần nguồn vốn 4 tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn còn nợ nhà thầu trước đó là 15 tỷ đồng). Thiết nghĩ, các cấp các ngành chức năng sớm có giải pháp ưu tiên vốn để hoàn thiện cấp bách cầu Phú Sơn, giúp nhân dân đi lại thuận lợi, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mở rộng giao thương, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền và đảm bảo chất lượng, độ bền sử dụng lâu dài cho công trình này.
Hàng ngày, tại bến đò này có trên 300 lượt người qua sông, trong đó, có cả học sinh, giáo viên và cả những thương lái vận chuyển hàng cồng kềnh. Dù nắng hay mưa, chị Đặng Thì Dần - người lái đò vẫn miệt mài với công việc của mình, ban ngày còn đỡ, chứ nhiều hôm còn phải chèo thuyền ban đêm: Buổi ngày, chở khách đã nguy hiểm, đàng này, nhiều đêm có người dân ốm đau bệnh tật họ ra nhờ mình chèo sang sông để đi viện thì mình cũng phải phục vụ, mình nhọc đã đành, họ cũng vất vả, trên sông nước ai cũng biết nguy hiểm rồi nhưng mình cũng phải phục vụ thôi.
Hiểm nguy, bất an mỗi lần qua sông, người dân xã Phú Sơn lại càng trông mong sớm được thông cầu để đi lại thuận lợi, an toàn. Trên thực tế, cầu đã hoàn thành 90% hạng mục, hiện nay, còn 2 đầu cầu chưa được nâng cấp gắn liền với trục đường chính, chưa có lan can bảo vệ 2 bên cầu và các rãnh trên 8 nhịp của mặt cầu vẫn chưa được hoàn thiện nên sắt đã bị hoen rỉ.
Ông Nguyễn Hải Đông - Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết: Hiện nay, nhân dân xã Phú Sơn thắc mắc vì sao công trình thi công gần xong rồi mà lại để dang dở. Với vai trò trách nhiệm chính quyền địa phương, chúng tôi mong muốn các cấp các ngành quan tâm hoàn thiện cầu Phú Sơn càng sớm để nhân dân đi lại và phát triển kinh tế bởi Phú Sơn là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 30%.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Kỳ, đến nay công trình cầu Phú Sơn vẫn còn dang dở là do nguồn vốn chưa được bố trí kịp thời. Để hoàn thiện các hạng mục còn lại nhằm thông cầu thì cần nguồn vốn 4 tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn còn nợ nhà thầu trước đó là 15 tỷ đồng). Thiết nghĩ, các cấp các ngành chức năng sớm có giải pháp ưu tiên vốn để hoàn thiện cấp bách cầu Phú Sơn, giúp nhân dân đi lại thuận lợi, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mở rộng giao thương, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền và đảm bảo chất lượng, độ bền sử dụng lâu dài cho công trình này.
Tác giả bài viết: Cẩm Tú - Trọng Hùng
Nguồn tin: