Giá vàng quốc tế biến động thất thường, tăng nóng nửa đầu năm 2016 rồi bất ngờ quay đầu giảm rất mạnh trong thời gian còn lại. Trong nước, thị trường vàng cũng diễn biến thất thường không kém: có thời điểm sốt nóng nhưng chênh thấp rồi giảm nhanh, còn khoảng thời gian cuối năm trầm lắng lại có giá cao hơn thế giới tới 5 triệu đồng/lượng.
Đã không ít người hai lần nếm quả đắng với vàng năm nay. Khi vàng lên cơ sốt gần 40 triệu hồi tháng 7 vội mua vào rồi ngay lập tức lỗ nặng vị vàng đổ dốc. Không dám cắt lỗ, ôm vàng chờ giá lên thì đến cuối năm vàng lại tiếp tục giảm sau. Đầu tư 1 năm, ăn hai cú đắng, cả trăm vàng cất két vẫn lỗ nặng tiền tỷ.
Giá trong nước treo cao, sẩy tay lỗ nặng
Thay vì mức chênh thấp kỷ lục hồi đầu năm, có lúc thấp hơn giá thế giới, giá vàng trong nước trong 2-3 tuần cuối năm 2016 cao hơn giá thế giới quy đổi (chưa tính thuế và phí) tới gần 5 triệu đồng/lượng.
Đây cũng là mức chênh kỷ lục mà thị trường vàng ghi nhận trong nhiều năm qua. Cho dù giá vàng trong nước chênh cao kỷ lục so với giá thế giới nhưng thị trường vàng trong nước ảm đạm, trái ngược so với thời điểm chênh cao các năm trước đó, thường là khi thị trường sôi sục, tâm lý bầy đàn và dấu hiệu làm giá rõ nét.
Trong những ngày cuối năm 2016, giá vàng thế giới quy đổi đứng ở mức khoảng 31,5-31,7 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng miếng SJC trong nước khá “ổn định” ở mức 36,5 triệu đồng/lượng (giá DN bán ra).
Trên thực tế, nếu so với đầu năm, giá vàng miếng SJC vào thời điểm cuối năm vẫn cao hơn giá đầu năm khoảng 3,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, nhưng cú tăng sốc rồi giảm nhanh đã khiến nhiều người đầu cơ lỗ nặng. Mức chênh lớn giữa giá trong nước và quốc tế vào thời điểm cuối năm khiến người mua vàng luôn đối mặt với nguy cơ lỗ nặng.
Trong năm 2016, thị trường vàng chứng kiến phần lớn thời gian giao dịch trầm lắng. Trong nửa đầu năm, thị trường chỉ sôi động thời điểm ngày Thần Tài đầu năm ngày 17/2 (mùng 10 Tết Âm lịch) và thời điểm vàng sốt sau cú sốc người dân nước Anh chọn rời EU (Brexit) hồi cuối tháng 6.
Giá vàng trong nước lên cao nhất gần 40 triệu đồng hồi đầu tháng 7, rồi nhanh chóng lao dốc khiến nhiều người lỗ nặng.
Trong nửa năm còn lại, thị trường vàng trong nước chìm trong cảnh ảm đạm, giao dịch nhỏ giọt. Mức chênh lớn khiến giao dịch trầm lắng. Nhiều người lo ngại giá vàng trong nước có thể tụt giảm nhanh chóng vài ba triệu đồng trong một khoảng thời gian rất ngắn như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Vàng thế giới: Nửa năm tăng nóng, cuối năm trắng tay
Trên thế giới, giá vàng trong hơn nửa đầu năm 2016 ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hàng chục năm qua do Mỹ trì hoãn tăng lãi suất, các nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và thế giới gặp nhiều biến động, trong đó có sự kiện Brexit.
Nửa cuối năm, giá vàng thế giới giảm mạnh, nhất là sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ. Đây là một diễn biến bất ngờ, hoàn toàn trái ngược với đa số dự báo trước đó. Nỗi lo bất ổn hậu Brexit và nỗi lo hiệu ứng domino “exit” tại châu Âu, bao gồm cả cú thất bại của Thủ tướng Italy… cũng không hỗ trợ được giá vàng.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng lo ngại Ấn Độ có thể cấm nhập khẩu vàng sau một quyết định đổi tiền nhằm chống tham nhũng gây sốc của chính phủ nước này.
Từ mức 1.062 USD/ounce hồi đầu năm, giá vàng quốc tế tăng lên mức cao nhất: 1.376 USD/ounce ghi nhận trong tuần đầu tháng 7/2016 (so với kỷ lục 1.920,3 USD một ounce đạt được vào tháng 9/2011). Tuy nhiên, tới gần cuối năm, giá vàng đã giảm xuống về gần ngưỡng 1.100 USD/ounce.
Giá vàng thế giới được dự báo vẫn nằm trong xu hướng đi xuống trong ngắn hạn do còn đối mặt với khá nhiều rủi ro trước mắt.
Trước mắt, vàng chịu nhiều áp lực giảm giá do đồng USD trên thị trường thế giới ở mức cao nhất 14 năm và có thể còn tăng tiếp do triển vọng kinh tế Mỹ sáng sủa và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất thêm 3 lần trong năm 2017 sau khi đã tăng 2 lần vào cuối 2015 và cuối 2016 vừa qua. Trong một phát biểu gần đây, bà chủ tịch Fed Janet Yellen cho biết, thị trường lao động của Mỹ ở trạng thái tốt nhất trong gần một thập kỷ qua.
Vàng thế giới chịu áp lực giảm giá còn do dòng tiền chảy sang chứng khoán. TTCK Mỹ liên tục lập kỷ lục cao mới. Trong gần 2 tháng cuối năm 2016 (sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ), chỉ số công nghiệp Dow Jones đã có gần 2 chục lần lập kỷ lục cao mọi thời đại mới và sắp chinh phục ngưỡng 20.000 điểm.
Vàng còn đối mặt với rủi ro giảm giá do sức cầu nhập khẩu từ một trong những thị trường lớn nhất thế giới là Ấn Độ khô cạn, ngay trong đúng khoảng thời gian rất quan trọng trong năm: mùa cưới và mùa lễ hội. Có nhiều tín hiệu cho thấy, Ấn Độ có thể coi việc sở hữu vàng cho các mục đích đầu tư là phạm pháp sau quyết định đổi tiền gây sốc của thủ tướng nước này.
Đã không ít người hai lần nếm quả đắng với vàng năm nay. Khi vàng lên cơ sốt gần 40 triệu hồi tháng 7 vội mua vào rồi ngay lập tức lỗ nặng vị vàng đổ dốc. Không dám cắt lỗ, ôm vàng chờ giá lên thì đến cuối năm vàng lại tiếp tục giảm sau. Đầu tư 1 năm, ăn hai cú đắng, cả trăm vàng cất két vẫn lỗ nặng tiền tỷ.
Giá trong nước treo cao, sẩy tay lỗ nặng
Thay vì mức chênh thấp kỷ lục hồi đầu năm, có lúc thấp hơn giá thế giới, giá vàng trong nước trong 2-3 tuần cuối năm 2016 cao hơn giá thế giới quy đổi (chưa tính thuế và phí) tới gần 5 triệu đồng/lượng.
Đây cũng là mức chênh kỷ lục mà thị trường vàng ghi nhận trong nhiều năm qua. Cho dù giá vàng trong nước chênh cao kỷ lục so với giá thế giới nhưng thị trường vàng trong nước ảm đạm, trái ngược so với thời điểm chênh cao các năm trước đó, thường là khi thị trường sôi sục, tâm lý bầy đàn và dấu hiệu làm giá rõ nét.
Trong những ngày cuối năm 2016, giá vàng thế giới quy đổi đứng ở mức khoảng 31,5-31,7 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng miếng SJC trong nước khá “ổn định” ở mức 36,5 triệu đồng/lượng (giá DN bán ra).
Trên thực tế, nếu so với đầu năm, giá vàng miếng SJC vào thời điểm cuối năm vẫn cao hơn giá đầu năm khoảng 3,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, nhưng cú tăng sốc rồi giảm nhanh đã khiến nhiều người đầu cơ lỗ nặng. Mức chênh lớn giữa giá trong nước và quốc tế vào thời điểm cuối năm khiến người mua vàng luôn đối mặt với nguy cơ lỗ nặng.
Trong năm 2016, thị trường vàng chứng kiến phần lớn thời gian giao dịch trầm lắng. Trong nửa đầu năm, thị trường chỉ sôi động thời điểm ngày Thần Tài đầu năm ngày 17/2 (mùng 10 Tết Âm lịch) và thời điểm vàng sốt sau cú sốc người dân nước Anh chọn rời EU (Brexit) hồi cuối tháng 6.
Giá vàng trong nước lên cao nhất gần 40 triệu đồng hồi đầu tháng 7, rồi nhanh chóng lao dốc khiến nhiều người lỗ nặng.
Trong nửa năm còn lại, thị trường vàng trong nước chìm trong cảnh ảm đạm, giao dịch nhỏ giọt. Mức chênh lớn khiến giao dịch trầm lắng. Nhiều người lo ngại giá vàng trong nước có thể tụt giảm nhanh chóng vài ba triệu đồng trong một khoảng thời gian rất ngắn như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Vàng thế giới: Nửa năm tăng nóng, cuối năm trắng tay
Trên thế giới, giá vàng trong hơn nửa đầu năm 2016 ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hàng chục năm qua do Mỹ trì hoãn tăng lãi suất, các nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và thế giới gặp nhiều biến động, trong đó có sự kiện Brexit.
Nửa cuối năm, giá vàng thế giới giảm mạnh, nhất là sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ. Đây là một diễn biến bất ngờ, hoàn toàn trái ngược với đa số dự báo trước đó. Nỗi lo bất ổn hậu Brexit và nỗi lo hiệu ứng domino “exit” tại châu Âu, bao gồm cả cú thất bại của Thủ tướng Italy… cũng không hỗ trợ được giá vàng.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng lo ngại Ấn Độ có thể cấm nhập khẩu vàng sau một quyết định đổi tiền nhằm chống tham nhũng gây sốc của chính phủ nước này.
Từ mức 1.062 USD/ounce hồi đầu năm, giá vàng quốc tế tăng lên mức cao nhất: 1.376 USD/ounce ghi nhận trong tuần đầu tháng 7/2016 (so với kỷ lục 1.920,3 USD một ounce đạt được vào tháng 9/2011). Tuy nhiên, tới gần cuối năm, giá vàng đã giảm xuống về gần ngưỡng 1.100 USD/ounce.
Giá vàng thế giới được dự báo vẫn nằm trong xu hướng đi xuống trong ngắn hạn do còn đối mặt với khá nhiều rủi ro trước mắt.
Trước mắt, vàng chịu nhiều áp lực giảm giá do đồng USD trên thị trường thế giới ở mức cao nhất 14 năm và có thể còn tăng tiếp do triển vọng kinh tế Mỹ sáng sủa và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất thêm 3 lần trong năm 2017 sau khi đã tăng 2 lần vào cuối 2015 và cuối 2016 vừa qua. Trong một phát biểu gần đây, bà chủ tịch Fed Janet Yellen cho biết, thị trường lao động của Mỹ ở trạng thái tốt nhất trong gần một thập kỷ qua.
Vàng thế giới chịu áp lực giảm giá còn do dòng tiền chảy sang chứng khoán. TTCK Mỹ liên tục lập kỷ lục cao mới. Trong gần 2 tháng cuối năm 2016 (sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ), chỉ số công nghiệp Dow Jones đã có gần 2 chục lần lập kỷ lục cao mọi thời đại mới và sắp chinh phục ngưỡng 20.000 điểm.
Vàng còn đối mặt với rủi ro giảm giá do sức cầu nhập khẩu từ một trong những thị trường lớn nhất thế giới là Ấn Độ khô cạn, ngay trong đúng khoảng thời gian rất quan trọng trong năm: mùa cưới và mùa lễ hội. Có nhiều tín hiệu cho thấy, Ấn Độ có thể coi việc sở hữu vàng cho các mục đích đầu tư là phạm pháp sau quyết định đổi tiền gây sốc của thủ tướng nước này.
Tác giả bài viết: Mạnh Hà
Nguồn tin: