Tin địa phương

Dân “kêu trời” vì dự án của Đại học Hải Phòng

Admin

Nhiều năm qua, hàng trăm hộ gia đình thuộc TDP Khúc Trì 1, phường Ngọc Sơn (quận Kiến An, TP. Hải Phòng) phải sống trong cảnh có nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của gia đình do nhà ở bị xuống cấp nghiêm trọng, bởi dự án của ĐH Hải Phòng.

Bà Nguyễn Thị Gái, tổ dân phố Khúc Trì 1, phường Ngọc Sơn cho biết: Các hộ gia đình ở đây đã nhận được thông báo của các cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện dự án Đại học Hải Phòng (ĐHHP) cách đây gần 20 năm. Vì đất nằm trong dự án nên không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa, trong khi đó, hầu hết nhà của các hộ dân đều xây dựng từ những năm 1980 nên bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến sự an toàn tính mạng. Hơn nữa, vị trí này đáng lẽ người dân có thể phát triển kinh tế nhờ kinh doanh các dịch vụ cho sinh viên nhưng vì không được phép xây dựng nên kìm hãm sự phát triển kinh tế của họ.

Được biết, ngày 9/6/2006, UBND TP. Hải Phòng có Quyết định số 1249/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Trường ĐHHP. Thế nhưng, đến nay, đã 12 năm trôi qua, dự án này vẫn chưa được triển khai thực hiện dứt điểm do chưa được bố trí kinh phí.

Hình ảnh nhà cửa bị xuống cấp của các hộ gia đình tổ dân phố Khúc Trì 1, phường ngọc Sơn

Dự án ĐHHP có diện tích 27,17ha, được chia làm nhiều giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng với 166 hộ nằm trong diện phải giải tỏa. Đến nay, Dự án mới giải phóng được 113 hộ, còn 53 hộ gia đình chưa được đền bù giải phóng mặt bằng (trong đó có 37 hộ chính và 18 hộ phụ). Những hộ trên đều có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, không đủ khả năng tài chính để ra ngoài nên phải chấp nhận sống trong cảnh nhà cửa dột nát, xuống cấp. Hơn nữa, Trường Đại học Hải Phòng đã tiến hành phá dỡ nhà của những hộ đã nhận bồi thường, vì thế an ninh trật tự bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các đối tượng nghiện ngập thường xuyên tụ tập tại đây.

Bà Đào Thị Lụa, tổ dân phố Khúc Trì 1 cho biết: “Cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do đây là vùng đất trũng nên nước thải không thể tiêu thoát được, bị ứ đọng lại, mưa một trận nhỏ là nước ngập đến đầu gối. Nhà cửa bị xuống cấp nhưng không thể cơi nới, sửa chữa, có lần nhà tôi bị sập trần nhà tôi bị thương nhẹ, cả nhà được phen hú vía. Dân chúng tôi đã kiến nghị nhiều nhưng không thấy ai giải quyết, cuộc sống khốn khó vô cùng mà cũng chỉ biết chờ đợi trong vô vọng”.

Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch UBND phường Ngọc Sơn cho biết: UBND phường đã nhiều lần nhận được đơn kiến nghị của người dân về việc chậm giải phóng mặt bằng Dự án ĐHHP. Tuy nhiên, do không có thẩm quyền giải quyết nên UBND phường cũng chỉ biết đề xuất, kiến nghị đến Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Kiến An để nhanh chóng giải quyết cho người dân. Việc dự án không được thực hiện dứt điểm gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và công tác an sinh xã hội trên địa bàn phường. Mỗi mùa mưa bão đến, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, UBND phường phải cưỡng chế di dời các hộ có nhà bị xuống cấp nghiêm trọng đi nơi khác.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Đình Hưng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng cho biết: Nhà trường rất mong mỏi UBND TP. Hải Phòng quan tâm, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện dứt điểm Dự án ĐHHP. Dự án kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến an ninh của nhà trường và các hộ dân sống ở đây mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan sự phạm, gây khó khăn trong công tác giáo dục của nhà trường.

Thiết nghĩ, để đảm bảo quyền lợi của nhà trường và cuộc sống của các hộ dân đang hàng ngày phải đối diện với những nguy cơ rình rập do nhà ở bị xuống cấp nghiêm trọng, UBND TP. Hải Phòng, UBND quận Kiến An cần xem xét, giải quyết dứt điểm việc đền bù giải phóng mặt bằng của Dự án.

Bà Nguyễn Thị Gái, tổ dân phố Khúc Trì 1, phường Ngọc Sơn cho biết: Các hộ gia đình ở đây đã nhận được thông báo của các cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện dự án Đại học Hải Phòng (ĐHHP) cách đây gần 20 năm. Vì đất nằm trong dự án nên không được xây dựng, sửa chữa nhà cửa, trong khi đó, hầu hết nhà của các hộ dân đều xây dựng từ những năm 1980 nên bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến sự an toàn tính mạng. Hơn nữa, vị trí này đáng lẽ người dân có thể phát triển kinh tế nhờ kinh doanh các dịch vụ cho sinh viên nhưng vì không được phép xây dựng nên kìm hãm sự phát triển kinh tế của họ.

Được biết, ngày 9/6/2006, UBND TP. Hải Phòng có Quyết định số 1249/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Trường ĐHHP. Thế nhưng, đến nay, đã 12 năm trôi qua, dự án này vẫn chưa được triển khai thực hiện dứt điểm do chưa được bố trí kinh phí.

Dự án ĐHHP có diện tích 27,17ha, được chia làm nhiều giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng với 166 hộ nằm trong diện phải giải tỏa. Đến nay, Dự án mới giải phóng được 113 hộ, còn 53 hộ gia đình chưa được đền bù giải phóng mặt bằng (trong đó có 37 hộ chính và 18 hộ phụ). Những hộ trên đều có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, không đủ khả năng tài chính để ra ngoài nên phải chấp nhận sống trong cảnh nhà cửa dột nát, xuống cấp. Hơn nữa, Trường Đại học Hải Phòng đã tiến hành phá dỡ nhà của những hộ đã nhận bồi thường, vì thế an ninh trật tự bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các đối tượng nghiện ngập thường xuyên tụ tập tại đây.

Bà Đào Thị Lụa, tổ dân phố Khúc Trì 1 cho biết: “Cuộc sống của chúng tôi bị ảnh hưởng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do đây là vùng đất trũng nên nước thải không thể tiêu thoát được, bị ứ đọng lại, mưa một trận nhỏ là nước ngập đến đầu gối. Nhà cửa bị xuống cấp nhưng không thể cơi nới, sửa chữa, có lần nhà tôi bị sập trần nhà tôi bị thương nhẹ, cả nhà được phen hú vía. Dân chúng tôi đã kiến nghị nhiều nhưng không thấy ai giải quyết, cuộc sống khốn khó vô cùng mà cũng chỉ biết chờ đợi trong vô vọng”.

Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch UBND phường Ngọc Sơn cho biết: UBND phường đã nhiều lần nhận được đơn kiến nghị của người dân về việc chậm giải phóng mặt bằng Dự án ĐHHP. Tuy nhiên, do không có thẩm quyền giải quyết nên UBND phường cũng chỉ biết đề xuất, kiến nghị đến Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Kiến An để nhanh chóng giải quyết cho người dân. Việc dự án không được thực hiện dứt điểm gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và công tác an sinh xã hội trên địa bàn phường. Mỗi mùa mưa bão đến, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, UBND phường phải cưỡng chế di dời các hộ có nhà bị xuống cấp nghiêm trọng đi nơi khác.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Đình Hưng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng cho biết: Nhà trường rất mong mỏi UBND TP. Hải Phòng quan tâm, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện dứt điểm Dự án ĐHHP. Dự án kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến an ninh của nhà trường và các hộ dân sống ở đây mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan sự phạm, gây khó khăn trong công tác giáo dục của nhà trường.

Thiết nghĩ, để đảm bảo quyền lợi của nhà trường và cuộc sống của các hộ dân đang hàng ngày phải đối diện với những nguy cơ rình rập do nhà ở bị xuống cấp nghiêm trọng,  UBND TP. Hải Phòng, UBND quận Kiến An cần xem xét, giải quyết dứt điểm việc đền bù giải phóng mặt bằng của Dự án.