Tại TP. Hồ Chí Minh, từ 7/2 đến 2/3, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 44.000 học sinh, giáo viên nghi mắc COVID-19, trong đó phát hiện tại trường là hơn 4.000 ca. Theo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, Sở đã có văn bản giao quyền chủ động cho hiệu trưởng các trường trong việc quyết định hình thức dạy học phù hợp và linh hoạt trong thời kỳ "bình thường mới". Vì vậy, khi trong một lớp học có số học sinh là F0, F1 chiếm từ 50% trở lên, hiệu trưởng các trường phải linh hoạt chuyển qua hình thức dạy học online cho lớp đó.
UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản hướng dẫn kiểm soát dịch trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn, trong đó nêu kịch bản xử trí đối với trường hợp phát hiện nhiều F0 tại cơ sở giáo dục.
Tỷ lệ giáo viên, học sinh mắc COVID-19 gia tăng đã khiến nhiều cơ sở giáo dục đối mặt với những thách thức khi triển khai dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến. |
Nếu trong cùng một ngày, lớp học phát hiện từ hai F0 trở lên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của nhà trường căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo của các học sinh còn lại trong lớp.
Nếu trong cùng một ngày, cơ sở giáo dục phát hiện từ hai lớp có F0 trở lên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp quận, huyện căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo của trường.
Tại Hà Nội, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học sinh, bắt đầu từ hôm nay (7/3), sẽ có thêm hơn 300 trường học trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn do các trường này nằm trong vùng dịch cấp độ 3 - vùng cam.
Tại Bạc Liêu, đối với cấp học mầm non, tỉnh Bạc Liêu cho trẻ dừng đến trường từ ngày 7/3 đến khi có thông báo mới; hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà.
Đối với cấp học tiểu học, học sinh dừng đến trường từ ngày 7/3 đến khi có thông báo mới, nhà trường tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp với dạy học trên truyền hình và các hình thức khác.
Tại Đồng Nai, học sinh tại một số xã thuộc huyện Trảng Bom tạm dừng đến trường do nằm trong vùng dịch cấp độ 3. Trước đó, từ đầu tháng 3, TP Biên Hòa cũng quyết định tạm dừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến đối với 19 trường trên địa bàn phường Hiệp Hòa, Bửu Long, Tân Hiệp vì có số ca mắc COVID-19 tăng cao.
TP Buôn Ma Thuột cũng cho học sinh lớp 9 và lớp 12 chuyển sang học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Trước đó, UBND tỉnh quyết định cho trẻ mầm non, học sinh các khối lớp khác trên địa bàn thành phố tạm dừng đến trường.
Sở GD&ĐT Bình Phước mới đây ra văn bản điều chỉnh việc dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non ở cấp độ 2 (vùng vàng), cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) không đón trẻ đến trường. Giáo viên phối hợp cha mẹ trẻ để hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Với học sinh lớp 1 đến lớp 6 tại địa bàn thuộc cấp độ 2, trường thực hiện kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến, qua truyền hình. Tại địa bàn thuộc cấp độ 3, 4, học sinh tạm dừng đến lớp, chuyển sang học online, qua truyền hình.
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chủ động, linh hoạt Mặc dù kiên định với chủ trương mở cửa trường học nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên cả nước, mới đây, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các sở GD&ĐT yêu cầu thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp; Rà soát, củng cố điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục nhằm ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bảo đảm an toàn về sức khỏe cho giáo viên, trẻ em, học sinh; Chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch năm học, dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh và thời tiết ở địa phương, đối với từng cơ sở giáo dục và lớp học... |
Tác giả: ĐV
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn