Chiều 30.1, bác sĩ phụ trách Lê Quang Trí (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, từ 30 Tết đến sáng mùng 3 Tết (30.1), khoa Cấp cứu đã tiếp nhận 260 bệnh nhân nặng, phải điều trị tích cực, trong đó có đến 60 ca xuất huyết đường tiêu hoá. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói ra máu hoặc đi ngoài ra máu (phân đen).
Anh Vũ Ngọc Được (quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương), người nhà của bệnh nhân Vũ Ngọc Mạnh (46 tuổi), cho biết, ở nhà, bệnh nhân mạnh bị nôn ra máu nên người nhà đã đưa đi bệnh viện huyện từ đêm mùng 2 Tết, sau đó chuyển lên Bạch Mai vào sáng mùng 3.
“Anh Mạnh cũng có uống rượu, ngày Tết thì tránh sao được” - anh Được dè dặt cho biết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trí, bệnh nhân đã có tiền sử uống rượu lâu năm và uống quá nhiều trong dịp Tết nên đường tiêu hoá bị xuất huyết nặng. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện hội chứng sau cai (do nghiện rượu nặng) như run chân tay…
Theo bác sĩ Trí, hầu hết các bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hoá đều có tuổi đời khá trẻ, tuổi trung bình chỉ dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, họ đều có tiền sử uống rượu lâu ngày dẫn đến xơ gan, hệ tiêu hoá đều bị tàn phá. Ngày Tết khi uống rượu cấp tập thì dẫn đến vỡ tĩnh mạch hệ tiêu hoá dạ dày, ruột, dẫn đến nôn hoặc đi ngoài ra máu. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đều bị thiếu máu nặng, rối loạn huyết động. Các bác sĩ đã phải truyền máu, nội soi cầm máu cho các bệnh nhân này.
“Không ít bệnh nhân bị xuất huyết nặng phải sốc hồi sức, đặt khí quản. Nếu sau này tiếp tục uống rượu thì sức khoẻ, tính mạng của các bệnh nhân này đều khó đảm bảo” - bác sĩ Trí cho biết.
Ngoài ra, xếp thứ 2 các ca bệnh nặng phải cấp cứu là đột quỵ. Các bệnh nhân khoảng trên 50 tuổi, có tiền sử huyết áp cao. Tuy nhiên, ngày Tết bận rộn hoặc chủ quan nên họ quên uống thuốc kiểm soát huyết áp. Đồng thời chế độ ăn uống nhiều chất béo, uống nhiều rượu, ít vận động khiến cho huyết áp tăng, dẫn đến đột quỵ. Nhiều trường hợp hôn mê sâu, hình ảnh chiếu chụp cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não.
Cụ thể như bệnh nhân Lê Văn Luyện (51 tuổi, Phú Bình, Thái Nguyên), nhập viện chiều mùng 2 Tết trong tình trạng hôn mê sâu, phải đặt ống kiểm soát đường thở. Chiếu chụp cho thấy não chảy máu rộng.
Bác sĩ Trí cho biết, nhóm bệnh thứ 3 là các ca suy thận giai đoạn cuối. Các bệnh nhân này thường có lịch truyền máu 1 tuần 3 -4 lần. Nhưng do dịp Tết ăn uống nhiều nên thận làm việc quá tải, dẫn đến sức khoẻ của bệnh nhân bị yếu đi, phải nhập viện, lọc máu sớm hơn.
Ngoài ra các bệnh như tim mạch, nội tiết hô hấp cũng nhập viện cấp cứu nhiều trong dịp Tết. Tuy nhiên, bác sĩ Trí đánh giá, số bệnh nhân nặng nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm nay cũng không có gì đột biến so với mọi năm, khoảng 100 ca bệnh/ngày.
Anh Vũ Ngọc Được (quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương), người nhà của bệnh nhân Vũ Ngọc Mạnh (46 tuổi), cho biết, ở nhà, bệnh nhân mạnh bị nôn ra máu nên người nhà đã đưa đi bệnh viện huyện từ đêm mùng 2 Tết, sau đó chuyển lên Bạch Mai vào sáng mùng 3.
“Anh Mạnh cũng có uống rượu, ngày Tết thì tránh sao được” - anh Được dè dặt cho biết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Trí, bệnh nhân đã có tiền sử uống rượu lâu năm và uống quá nhiều trong dịp Tết nên đường tiêu hoá bị xuất huyết nặng. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện hội chứng sau cai (do nghiện rượu nặng) như run chân tay…
Theo bác sĩ Trí, hầu hết các bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hoá đều có tuổi đời khá trẻ, tuổi trung bình chỉ dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, họ đều có tiền sử uống rượu lâu ngày dẫn đến xơ gan, hệ tiêu hoá đều bị tàn phá. Ngày Tết khi uống rượu cấp tập thì dẫn đến vỡ tĩnh mạch hệ tiêu hoá dạ dày, ruột, dẫn đến nôn hoặc đi ngoài ra máu. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đều bị thiếu máu nặng, rối loạn huyết động. Các bác sĩ đã phải truyền máu, nội soi cầm máu cho các bệnh nhân này.
“Không ít bệnh nhân bị xuất huyết nặng phải sốc hồi sức, đặt khí quản. Nếu sau này tiếp tục uống rượu thì sức khoẻ, tính mạng của các bệnh nhân này đều khó đảm bảo” - bác sĩ Trí cho biết.
Ngoài ra, xếp thứ 2 các ca bệnh nặng phải cấp cứu là đột quỵ. Các bệnh nhân khoảng trên 50 tuổi, có tiền sử huyết áp cao. Tuy nhiên, ngày Tết bận rộn hoặc chủ quan nên họ quên uống thuốc kiểm soát huyết áp. Đồng thời chế độ ăn uống nhiều chất béo, uống nhiều rượu, ít vận động khiến cho huyết áp tăng, dẫn đến đột quỵ. Nhiều trường hợp hôn mê sâu, hình ảnh chiếu chụp cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não.
Cụ thể như bệnh nhân Lê Văn Luyện (51 tuổi, Phú Bình, Thái Nguyên), nhập viện chiều mùng 2 Tết trong tình trạng hôn mê sâu, phải đặt ống kiểm soát đường thở. Chiếu chụp cho thấy não chảy máu rộng.
Bác sĩ Trí cho biết, nhóm bệnh thứ 3 là các ca suy thận giai đoạn cuối. Các bệnh nhân này thường có lịch truyền máu 1 tuần 3 -4 lần. Nhưng do dịp Tết ăn uống nhiều nên thận làm việc quá tải, dẫn đến sức khoẻ của bệnh nhân bị yếu đi, phải nhập viện, lọc máu sớm hơn.
Ngoài ra các bệnh như tim mạch, nội tiết hô hấp cũng nhập viện cấp cứu nhiều trong dịp Tết. Tuy nhiên, bác sĩ Trí đánh giá, số bệnh nhân nặng nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm nay cũng không có gì đột biến so với mọi năm, khoảng 100 ca bệnh/ngày.
Tác giả bài viết: Diệu Linh