Tin địa phương

Hàng loạt sai phạm tại các dự án "mang họ" TKV

Admin

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã áp dụng lựa chọn nhà thầu không đúng quy định và ký kết hợp đồng vượt giá gói thầu, ký giá trị hợp đồng EPC vượt TMĐT...

Cụ thể, tại Dự án Tổ hợp Bauxit - Nhôm Lâm Đồng TKV: Hợp đồng EPC nhà máy Alumin 466 triệu USD nhưng TMĐT dự án chưa được điều chỉnh tại thời điểm đó là 6.220 tỷ đồng tương đương 387,5 triệu USD.

Ngoài ra, TKV còn ký kết hợp đồng không đúng quy định tại Dự án tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng ký hợp đồng EPC vượt giá gói thầu làm tăng chi phí đầu tư 113 triệu USD; Ký hợp đồng khi chưa có kế hoạch đấu thầu được duyệt: Dự án khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III (gói thầu số 1), Dự án đầu tư khai thác phần lò giếng mức +00 -:- -175 Khu Vàng Danh – Mỏ than Vành Danh (gói thầu Đường lò khai thông); Ký hợp đồng khác với hình thức hợp đồng theo kế hoạch đấu thầu được duyệt: Tại gói thầu Lập dự án đầu tư khai thác HLXS dưới mức -35 thuộc dự án Khai thác hầm lò xuống sau dưới mức -35 khu Lộ Trí – Công ty than Thống Nhất – TKV và Gói thầu số 36 thuộc dự án khai thác xuống sâu dưới mức -50 mỏ than Ngã Hai – Công ty than Quang Hanh – TKV.

Dự án thực hiện khi chưa có bảo lãnh của Chính phủ; Tiến độ hoàn thành dự án còn chậm so với kế hoạch, còn để xảy ra nợ đọng XDCB, chậm quyết toán dự án hoàn thành.

Một số dự án có hiệu quả đầu tư thấp do trữ lượng không đạt như khảo sát, giá sản phẩm tiêu thụ giảm mạnh hoặc đang thua lỗ lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất toàn bộ vốn đầu tư gồm:

1. Dự án Muối mỏ tại Lào chưa được Bộ Tài chính bảo lãnh để giải ngân nguồn vốn vay nhưng Tập đoàn Hóa chất vẫn thực hiện ký hợp đồng.

2. Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 chậm 12 năm; Dự án thủy điện Nậm Chiến chậm hơn 03 năm; Một số dự án do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư (Dự án cầu Long Biên chậm 02 năm; Dự án cầu Yếu mới chỉ hoàn thành được 13/18 gói thầu xây lắp, chậm 05 năm; trong giai đoạn 2011 - 2016, TKV có 76 dự án chậm tiến độ, chiếm 47% tổng số dự án nhóm A, B (76/161), có một số dự án chậm từ 5 đến 7 năm.

3. Dự án đầu tư xây dựng Thủy điện Đakđrinh: Đến thời điểm 31/12/2016 nợ phải trả là 290,27 tỷ đồng; Dự án thủy điện Nậm Chiến nợ phải trả các nhà thầu đến thời điểm 30/6/2017 là 826,7 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng Thủy điện Đakđrinh chậm 30 tháng; Dự án thủy điện Nậm Chiến chậm 39 tháng; hầu hết các dự án của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Dự án đầu tư XDCT khai thác và chế biến tinh quặng bauxite công suất 300.000 tấn/năm tại tỉnh Mondulkiiri, Campuchia kết quả thăm dò cho thấy mỏ có trữ lượng và chất lượng quặng bauxite trung bình, nếu triển khai dự án đầu tư sẽ không có hiệu quả; Dự án khai thác mỏ vàng Sa Phìn - Văn Bàn - Lào Cai công tác khảo sát, quản lý mỏ của các bên liên quan không tốt dẫn đến trữ lượng quy kim loại còn 24% trữ lượng cấp phép.

 ảnh internet 

4. Dự án Nâng công suất khai thác lộ thiên mỏ sắt Nà Lũng hiện đang triển khai dự án một cách cầm chừng, chủ động giãn tiến độ do giá tinh quặng sắt giảm mạnh; Dự án đầu tư Công trình Khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ tuyển đồng Sin Quyền - Bát Xát - Lào Cai và Dự án đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy luyện đồng Lào Cai giá đồng thế giới năm 2015, 2016 giảm mạnh, thấp hơn so với giá bán trong phương án tính toán hiệu quả đầu tư;

Dự án khai thác mỏ đồng Vi Kẽm, Bát Xát, Lào Cai, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất quặng vê viên công suất 200.000 tấn/năm và Dự án khai tuyển quặng sắt Làng Vinh, Làng Cọ - Văn Bàn - Lào Cai đều có rủi ro về giá bán và thị trường tiêu thụ; Dự án muối mỏ tại Lào giá sản phẩm đã xuống thấp cho thấy Dự án hoàn toàn không có hiệu quả về mặt kinh tế ngay cả trong trường hợp được ưu đãi về lãi suất vay.

5. Dự án đầu tư khai thác - Tuyển và luyện quặng vàng gốc, mỏ vàng Minh Lương, Văn Bàn, Lào Cai lỗ lũy kế đến 31/12/2016 là 60 tỷ đồng, còn 97 tỷ đồng chi phí đầu tư chưa phân bổ; Dự án Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng sản lượng năm 2016 chỉ đạt khoảng 37%, đến 31/12/2016 lỗ lũy kế 248,1 tỷ đồng; các dự án điện của Tổng công ty Điện lực lỗ lũy kế liên tục (năm 2014 lỗ lũy kế 371 tỷ đồng, năm 2015 lỗ lũy kế 846 tỷ đồng và năm 2016 lỗ lũy kế 451 tỷ đồng);

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Amon nitrat công suất 200.000 tấn/năm và các sản phẩm khác lỗ lũy kế năm 2016 là 142,8 tỷ đồng; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình đến 31/12/2016 số lỗ luỹ kế 3.197 tỷ đồng, kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 lỗ 386,94 tỷ đồng; Dự án Nhà máy Đạm Hà Bắc đến hết tháng 6/2017, số lỗ lũy kế của đơn vị 2.035 tỷ đồng; Dự án Nhà máy DAP Hải Phòng đến năm 2016 lỗ 469,45 tỷ đồng; Dự án Nhà máy DAP số 02 đến hết tháng 6/2017, số lỗ lũy kế 1.447 tỷ đồng.

6. Dự án khai thác và chế biến muối mỏ tại khu vực bản Đông Doc Mai, huyện Chăm Pon, tỉnh Savanakhet, Lào đã chi cho dự án 37,9 tỷ đồng nhưng do công tác thăm dò không đảm bảo tiến độ dẫn đến Chính phủ Lào không thể gia hạn thêm thời gian thực hiện dự án; Dự án khảo sát thăm dò khoáng sản sắt tại Campuchia TKV đã xin chủ trương giải thể công ty, trả lại dự án cho Chính phủ Campuchia, số tiền đã chi cho dự án 92,98 tỷ đồng;

Dự án khảo sát thăm dò khoáng sản Crom - Antimon tại tỉnh Pousat, Campuchia TKV đã góp vốn 4,4 triệu USD. Tuy nhiên, quặng Crom và quặng antimon không đạt chỉ tiêu công nghiệp để thực hiện khai thác. Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 7540/VPCP-QHQT ngày 26/10/2011 đồng ý chủ trương dừng triển khai dự án; Dự án Khu liên hợp gang thép Lào Cai đã dừng thực hiện nhưng chưa quyết định dừng dự án, chi phí đã đầu tư 118 tỷ đồng.