Mang nét hồn quê của đất trời vùng sông nước Cửu Long, cây hoa đồng nội miền Tây là những loài thảo dã sống nhờ nước và có khả năng thích ứng với môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ, tùy theo loài.
Thủy sinh có những thứ còn dùng làm thức ăn và được coi là một loại rau sạch. Đặc biệt cây lục bình rất đa dụng, người ta có thể ăn cả ngó, cọng non và bông. Ngoài ra cọng lục bình còn dùng phơi khô làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Sen dùng lấy ngó, củ và hột. Lá sen dùng gói đồ, hấp cơm rất thơm ngon. Bộ phận nào cũng có giá trị dinh dưỡng cao. Bồn bồn, rau muống, bông súng, kèo nèo dùng ăn tươi, xào, luộc, nấu canh hoặc làm dưa chua ăn rất ngon. Còn bông điên điển khi trổ hoa vừa làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên vừa là món ăn đồng quê không thể thiếu mỗi khi mùa lũ về…
Hẳn thế mà ở miền Tây, dân gian còn có ca dao:
“Còn trời còn nước còn non/ Còn ao rau muống còn đầy chum tương”
Hay: “Bồn bồn bông súng làm chua/ Cá kèo kho quẹt ăn no vẫn thèm”
Cây điên điển cũng là loài cây mọc từ nước, quý nhất là bông, một thứ đặc sản mùa nước nổi: “Canh chua điên điển cá linh/ Ăn chỉ một mình ăn chẳng biết ngon”.
Từ lâu, các loài thủy sinh (thủy thảo) không những là hoa đồng nội miền Tây, mà còn dùng để ăn, để làm thuốc mà còn để làm cảnh. Cây dùng làm thuốc như mò om, rau nhút, kèo nèo… Cây làm cảnh hấp dẫn nhất là bông súng, lục bình (còn gọi bèo tây).
Thủy sinh có những thứ còn dùng làm thức ăn và được coi là một loại rau sạch. Đặc biệt cây lục bình rất đa dụng, người ta có thể ăn cả ngó, cọng non và bông. Ngoài ra cọng lục bình còn dùng phơi khô làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Sen dùng lấy ngó, củ và hột. Lá sen dùng gói đồ, hấp cơm rất thơm ngon. Bộ phận nào cũng có giá trị dinh dưỡng cao. Bồn bồn, rau muống, bông súng, kèo nèo dùng ăn tươi, xào, luộc, nấu canh hoặc làm dưa chua ăn rất ngon. Còn bông điên điển khi trổ hoa vừa làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên vừa là món ăn đồng quê không thể thiếu mỗi khi mùa lũ về…
Hẳn thế mà ở miền Tây, dân gian còn có ca dao:
“Còn trời còn nước còn non/ Còn ao rau muống còn đầy chum tương”
Hay: “Bồn bồn bông súng làm chua/ Cá kèo kho quẹt ăn no vẫn thèm”
Cây điên điển cũng là loài cây mọc từ nước, quý nhất là bông, một thứ đặc sản mùa nước nổi: “Canh chua điên điển cá linh/ Ăn chỉ một mình ăn chẳng biết ngon”.
Từ lâu, các loài thủy sinh (thủy thảo) không những là hoa đồng nội miền Tây, mà còn dùng để ăn, để làm thuốc mà còn để làm cảnh. Cây dùng làm thuốc như mò om, rau nhút, kèo nèo… Cây làm cảnh hấp dẫn nhất là bông súng, lục bình (còn gọi bèo tây).
Búp hoa sen.
Cánh đồng hoa súng trắng, thường xuất hiện nhiều vào những tháng mùa lũ ở miền Tây, nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang và Hậu Giang. Chúng khoe sắc đẹp nhất vào buổi sáng sớm.
Hoa súng đỏ khoe sắc.
Hoa lục bình tím.
Hoa Muồn.
Hoa tràm.
Hoa rau muống.
Hoa cỏ lác.
Hoa điên điển.
Hoa tai tượng.
Hoa so đũa trắng.
Sương đóng trên váng nhện vào buổi sáng.
Tác giả bài viết: Bảo Yến