Hương nhu được trồng nhiều ở nước ta. Hương nhu trắng có tên khoa học Ocimum gratissimum L.; hương nhu tía tên Ocimum sanctum L. Họ hoa môi (Laminaceac). Hương nhu chứa nhiều tinh dầu (nhất là loại trắng), dùng trong công nghiệp y dược, xà phòng, thực phẩm. Toàn cây (trừ rễ) được dùng làm thuốc dưới nhiều dạng: hãm, trà, sắc, nấu cao, tán bột, viên hoàn.
Hương nhu có thể dùng đơn độc hay phối hợp các vị khác. Thu hái vào lúc ra hoa hoặc bắt đầu kết quả (tháng 5-7). Có thể dùng tươi hoặc khô (phơi trong mát, không được phơi nắng; không sao lửa (tránh làm mất hết tinh dầu). Tinh dầu hương nhu dễ bay nên hái về dùng ngay. Theo Đông y, hương nhu vị cay, tính hơi ôn (vị ôn). Vào các kinh phế, vị. Có tính năng phát hãn thanh thử, lợi thấp, hành thủy. Trị thương thử (trúng nắng) phù thũng, cước khí. Liều thường dùng 4-12g. Nên uống nguội (uống nóng dễ bị nôn). Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ hương nhu:
Trị sốt, đi ngoài, nôn mửa, đau mình mẩy, mồ hôi không ra: dùng bài Hương nhu ẩm: hương nhu, hậu phác mỗi thứ 8g, bạch biển đậu 12g. Sắc uống.
Hương nhu có thể dùng đơn độc hay phối hợp các vị khác. Thu hái vào lúc ra hoa hoặc bắt đầu kết quả (tháng 5-7). Có thể dùng tươi hoặc khô (phơi trong mát, không được phơi nắng; không sao lửa (tránh làm mất hết tinh dầu). Tinh dầu hương nhu dễ bay nên hái về dùng ngay. Theo Đông y, hương nhu vị cay, tính hơi ôn (vị ôn). Vào các kinh phế, vị. Có tính năng phát hãn thanh thử, lợi thấp, hành thủy. Trị thương thử (trúng nắng) phù thũng, cước khí. Liều thường dùng 4-12g. Nên uống nguội (uống nóng dễ bị nôn). Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ hương nhu:
Trị sốt, đi ngoài, nôn mửa, đau mình mẩy, mồ hôi không ra: dùng bài Hương nhu ẩm: hương nhu, hậu phác mỗi thứ 8g, bạch biển đậu 12g. Sắc uống.
Hương nhu tía.
Phòng cảm nắng (cảm thử): bà con nông dân có kinh nghiệm đi làm đồng nắng nóng chói chang thường lấy một nắm hương nhu để lên đầu rồi đội nón mũ lên trên hoặc giắt hương nhu vào khăn đội đầu và mang theo nồi nước nấu hoa lá hương nhu để uống khi khát (uống nguội).
Phòng trúng thử (trúng nắng), rối loạn tiêu hóa, miệng khô, hôi: Hương nhu hãm lấy nước uống thay trà.
Chữa cảm mạo thương hàn: Hương nhu tán thành bột. Mỗi lần uống 8g hòa với nước thêm ít rượu.
Phòng cảm cúm, cảm nắng, khát nước, đau bụng, tiêu chảy: hoa vối 40g, hoa hương nhu 10g, hoắc hương 10g, củ sắn dây 20g. Sắc kỹ cho vào phích uống cả ngày.
Hương nhu xông cảm cúm: Thường phối hợp với các loại lá có tinh dầu như lá bưởi, sả... Lưu ý không được dùng khi đã ra nhiều mồ hôi.
Miệng hôi: Sắc đặc một nắm hương nhu ngậm, súc miệng.
Chữa phù thũng, mặt nặng, sợ lạnh, không có mồ hôi: hương nhu 12g, rễ cỏ gianh (bạch mao căn) 40g, ích mẫu thảo 16g. Sắc uống.
Chảy máu cam, lưỡi sưng nứt chảy máu: hương nhu tía 1 nắm (20g), sắc uống hoặc bột hương nhu mỗi lần 4g uống với nước.
Đau khớp: hương nhu tươi 50g, hoắc hương 20g. Cả hai sắc cùng 300ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 1 tuần.
Lưu ý: Những người lao động nặng nhọc quá sức, yếu mệt, ăn uống thất thường nếu bị thương thử (nắng nóng gây bệnh) mồ hôi ra như tắm, miệng nôn trôn tháo thì không được dùng hương nhu vì sẽ gây biểu phận càng hư. Hương nhu là vị thuốc giải biểu của mùa hè, khác với ma hoàng là vị thuốc giải biểu của mùa đông.
Tác giả bài viết: BS. Hoàng Thuần