Giáo dục

Không biết máy tính vẫn làm được thực đơn dinh dưỡng

Admin

\"Suất ăn 12.000 đồng trở lên hoàn toàn triển khai phần mềm này được. Đây là phần mềm được đưa ra 120 thực đơn, các thầy cô chính là tác giả các thực đơn đó\".

 Hơn 200 thầy cô đến tham dự bổi tập huấn về phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Đó là khẳng định của ông Lê Văn Tuấn, chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất Bộ GD-ĐT tại buổi tập huấn "Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng" do Sở GD-ĐT Hà Tĩnh phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức ngày 31-3 cho 200 trường tiểu học bán trú trên địa bàn.

Đây là phần mềm thuộc dự án bữa ăn học đường do Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng phát triển và cùng Viện dinh dưỡng quốc gia và Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện, giúp cung cấp và xây dựng những thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, ngon miệng và hỗ trợ công tác quản lý bữa ăn bán trú.

Rất thiết thực

Theo đại diện Công ty Ajinomoto Việt Nam, các thực đơn trong phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng được phát triển trong hơn một năm, trải qua nhiều quá trình từ khảo sát, phân tích, phát triển công thức, thực nghiệm đến điều chỉnh kỹ càng, sau đó được thông qua bởi hội đồng thẩm định của Viện dinh dưỡng Quốc gia và hội đồng đánh giá của Bộ GD -ĐT.

Phần mềm cung cấp cho nhà trường một ngân hàng thực đơn phong phú, gồm 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi.

Phần mềm có tính năng vượt trội giúp các trường tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn hoặc bằng các nguyên liệu tự chọn phù hợp với từng địa phương và kiểm tra tính dinh dưỡng của các thực đơn nhà trường hiện đang sử dụng, giúp nhà trường tính toán và quản lý chi phí bữa ăn của học sinh.

Ông Nguyễn Quốc Anh, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cho biết rất nhiều trường học ở trên địa bàn còn bị hạn chế về kiến thức dinh dưỡng, thiếu kinh nghiệm xây dựng thực đơn sao cho vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng vừa phù hợp với chi phí hàng tháng.

Đây là một phần mềm hết sức thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện lựa chọn bữa ăn cho học sinh bán trú. Phần mềm này rất dễ sử dụng và thuận lợi phù hợp với địa phương…

"Sau buổi tập huấn này, chúng tôi sẽ áp dụng phần mềm này cho các trường học để học sinh có được bữa ăn tốt hơn cũng như các bậc phụ huynh yên tâm hơn về việc con cái theo ăn học bán trú", ông Anh nói.

 Tại buổi tập huấn, các thầy cô đã dùng máy tính cá nhân để áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Nhà trường linh động là áp dụng được 

Tại buổi tập huấn, một số thầy cô bắn khoăn về phần mềm này đưa ra ngân hàng thực đơn mà cái giá của thực đơn nấu ra có phù hợp với mức thu của nhà trường hay không. Thậm chí học sinh ăn bán trú ít, mỗi suất ăn chưa đến 15.00 đồng thì khó áp dụng phần mềm này được…

Thầy Trần Viết Lam, hiệu phó Trường tiểu học và trung học Xuân Linh, chia sẽ trường thầy có 80 học sinh ăn bán trú, mỗi suất ăn của học sinh 15.000 đồng, ngoài ra trường xa chợ thì việc áp dụng phần mềm này không biết có hiệu quả hay không?

Ông Lê Văn Tuấn, chuyên viên Vụ giáo dục thể chất thuộc Bộ GD-ĐT, cho rằng các thầy cô đang băn khoăn về phần mềm này là đúng. Thực ra phần mềm này đã thử nghiệm ở các tỉnh, người không biết máy tính cũng làm được.

 Ông Lê Văn Tuấn, chuyên viên Vụ giáo dục thể chất thuộc Bộ GD-ĐT cho rằng người không biết máy tính vẫn làm được thực đơn qua phần mềm này - Ảnh: VĂN ĐỊNH

"Suất ăn 12.000 đồng trở lên là hoàn toàn triển khai phần mềm này được. Đây là phần mềm được người ta đưa ra 120 thực đơn, các thầy cô chính là tác giả các thực đơn đó", ông Tuấn nói.

Phía đại diện Công ty Ajinomoto Việt Nam, giải thích thêm việc áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng là phải phụ thuộc vào tính linh động của các trường học.

Vì dụ nhà trường có thể sửu dụng thực đơn trong ngần hàng thực đơn để thay sao cho phù hợp với vùng miền. Ngoài ra các trường có thể tự xây dựng thực đơn theo công thức nấu mà nhà trường mong muốn.