Là anh cả trong một gia đình có 5 người con, Trần Hữu Minh Duẫn bộc lộ sở thích về kiến trúc ngay từ nhỏ. Khi đó, anh thậm chí còn chưa hiểu về khái niệm "kiến trúc", đơn thuần chỉ đam mê việc kết hợp nhiều thứ cùng nhau.
"Trong bối cảnh những bộ phim, tôi thực sự bị quyến rũ bởi những ngôi nhà hiện đại kiểu California", anh nói với NBC. Anh vẫn nhớ những ngôi nhà như Ennis House của Frank Lloyd Wright trong "Blade Runner", Elrod House của John Lautner trong "Diamonds Are Forever" và Lovell Health House của Richard Neutra trong "L.A. Confidential".
Sau khi gia đình chuyển qua Mỹ vào những năm 1960, kiến trúc sư 41 tuổi theo đuổi ngành thiết kế môi trường tại Đại học Miami để được sống gần bố mẹ.
Nhưng kế hoạch đã không được thực hiện. Tại Los Angeles, anh gia nhập công ty thiết kế KAA và trở thành giám đốc kiến trúc sau đó. KAA đã thiết kế nhà cho nhiều diễn viên nổi tiếng như Tom Hanks, Rita Wilson, Matt Damon, Julia Louis-Dreyfus và công trình bảo tàng Los Angeles.
"Quá trình làm việc của chúng tôi thường chỉ có nhóm nhỏ hiểu, nhưng cuối cùng, khi khách hàng thực sự hiểu tại sao bạn làm theo cách đó, điều này thực sự tuyệt vời", anh nói.
Dù không trở lại Ohio, Duẫn được truyền cảm hứng rất lớn từ bố (giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng, người mới về hưu tại Đại học Wright) và mẹ (giám đốc Trung Tâm châu Á và bản địa Mỹ tại ĐH Wright).
"Họ bỏ lại tất cả những gì mình biết, tới nước Mỹ và nuôi 5 đứa con, chỉ sự dũng cảm đó đó luôn là nguồn sức mạnh cho tôi", anh nói. "Điều đó ảnh hưởng nhiều tới cách nhìn cá nhân của tôi với tư cách là kiến trúc sư".
Duẫn cũng ngưỡng mộ Richard Meier. Ông chính là người thiết kế Trung tâm Getty ở Los Angeles, tháp Charles và Perry ở New York.
"Những đường nét, sự thanh khiết trong các kế của ông, tất cả đều rành mạch - tôi thấy giống như làm thơ trong xây dựng vậy", anh Duẫn nói. Theo anh, những kiến trúc sư thành công như Meier đều có nhận thức rõ về trách nhiệm xã hội chứ không chỉ dừng ở góc độ nghệ thuật.
"Sáng tạo và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng, nhưng không phải tất cả. Kiến trúc là một ngành đòi hỏi kết nối liên ngành, bạn sẽ kiểm soát thế nào các vấn đề xã hội như biến đổi khí hậu, nhân khẩu học và tính đa dạng", Duẫn cho biết khi nói về trách nhiệm xã hội và nghệ thuật trong ngành thiết kế.
Khoảng 16% số kiến trúc sư tại Mỹ là người gốc Á và con số này vẫn tăng lên từng ngày. Sự cởi mở của những bậc cha mẹ gốc Á đã khiến con em họ có sự nghiệp đa dạng hơn. Kiến trúc sư Duẫn chính là một ví dụ điển hình cho điều này.
"Trong bối cảnh những bộ phim, tôi thực sự bị quyến rũ bởi những ngôi nhà hiện đại kiểu California", anh nói với NBC. Anh vẫn nhớ những ngôi nhà như Ennis House của Frank Lloyd Wright trong "Blade Runner", Elrod House của John Lautner trong "Diamonds Are Forever" và Lovell Health House của Richard Neutra trong "L.A. Confidential".
Sau khi gia đình chuyển qua Mỹ vào những năm 1960, kiến trúc sư 41 tuổi theo đuổi ngành thiết kế môi trường tại Đại học Miami để được sống gần bố mẹ.
Một trong những công trình được thiết kế và thi công bởi công ty KAA của Duan Tran. Ảnh: NBC.
Tốt nghiệp đại học năm 1997 và làm việc cho một công ty tại Washington, D. C., Duẫn quyết định chuyển tới Los Angeles để học cao học tại Đại học Nam California.Nhưng kế hoạch đã không được thực hiện. Tại Los Angeles, anh gia nhập công ty thiết kế KAA và trở thành giám đốc kiến trúc sau đó. KAA đã thiết kế nhà cho nhiều diễn viên nổi tiếng như Tom Hanks, Rita Wilson, Matt Damon, Julia Louis-Dreyfus và công trình bảo tàng Los Angeles.
"Quá trình làm việc của chúng tôi thường chỉ có nhóm nhỏ hiểu, nhưng cuối cùng, khi khách hàng thực sự hiểu tại sao bạn làm theo cách đó, điều này thực sự tuyệt vời", anh nói.
Dù không trở lại Ohio, Duẫn được truyền cảm hứng rất lớn từ bố (giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng, người mới về hưu tại Đại học Wright) và mẹ (giám đốc Trung Tâm châu Á và bản địa Mỹ tại ĐH Wright).
"Họ bỏ lại tất cả những gì mình biết, tới nước Mỹ và nuôi 5 đứa con, chỉ sự dũng cảm đó đó luôn là nguồn sức mạnh cho tôi", anh nói. "Điều đó ảnh hưởng nhiều tới cách nhìn cá nhân của tôi với tư cách là kiến trúc sư".
Duẫn cũng ngưỡng mộ Richard Meier. Ông chính là người thiết kế Trung tâm Getty ở Los Angeles, tháp Charles và Perry ở New York.
"Những đường nét, sự thanh khiết trong các kế của ông, tất cả đều rành mạch - tôi thấy giống như làm thơ trong xây dựng vậy", anh Duẫn nói. Theo anh, những kiến trúc sư thành công như Meier đều có nhận thức rõ về trách nhiệm xã hội chứ không chỉ dừng ở góc độ nghệ thuật.
"Sáng tạo và nghệ thuật đóng vai trò quan trọng, nhưng không phải tất cả. Kiến trúc là một ngành đòi hỏi kết nối liên ngành, bạn sẽ kiểm soát thế nào các vấn đề xã hội như biến đổi khí hậu, nhân khẩu học và tính đa dạng", Duẫn cho biết khi nói về trách nhiệm xã hội và nghệ thuật trong ngành thiết kế.
Khoảng 16% số kiến trúc sư tại Mỹ là người gốc Á và con số này vẫn tăng lên từng ngày. Sự cởi mở của những bậc cha mẹ gốc Á đã khiến con em họ có sự nghiệp đa dạng hơn. Kiến trúc sư Duẫn chính là một ví dụ điển hình cho điều này.
Tác giả bài viết: Thế Long
Nguồn tin: