Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2016 đạt 5,93% là thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 (6,53%).
Thực tế, mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 là 6,7%. Như vậy từ con số tăng GDP thực tế 9 tháng qua, mục tiêu tăng GDP cả năm rất khó đạt được.
Trước công bố của Tổng cục Thống kê, nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã khẳng định, năm 2016 Việt Nam khó đạt tăng trưởng GDP là 6,7% . Mới đây ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam và nhận định năm nay Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Đại diện ADB cho biết, năm nay Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6%, năm 2017 là khoảng 6,3%. Nguyên nhân được chỉ là do sự giảm sút tăng trưởng khu vực nông lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất lúa gạo, cây trồng tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên do hạn hán, thiếu nước và đặc biệt là xâm nhập mặn.
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân tăng trưởng GDP của Việt Nam thấp trong 9 tháng vừa qua nằm ở chỗ: ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,65%. Đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, đóng góp 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Các khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,50%, đóng góp 2,52 điểm %; khu vực dịch vụ tăng 6,66%, đóng góp 2,55 điểm %.
Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như bán buôn và bán lẻ tăng 8,15% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5,71%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%; hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục được cải thiện, đạt mức tăng 3,66%...
Báo cáo của Tổng cục Thống kê đặc biệt nhấn mạnh vào ngành sản xuất nông nghiệp, nêu rõ: Trong 9 tháng qua, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân tại vùng bị thiên tai. Hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, xâm nhập mặn đã vào đến vùng lõi của Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Do đó, ngành Nông nghiệp cần có các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để thích nghi và khắc phục những bất cập từ biến đổi khí hậu, đồng thời tu bổ, nạo vét hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi ngăn mặn, xây dựng các hồ chứa để giữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, về chỉ số tồn kho, tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2016 tăng 9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2015 tăng 9,9%). Trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 129,8%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 112,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 106,3%.
Thực tế, mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 là 6,7%. Như vậy từ con số tăng GDP thực tế 9 tháng qua, mục tiêu tăng GDP cả năm rất khó đạt được.
Trước công bố của Tổng cục Thống kê, nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã khẳng định, năm 2016 Việt Nam khó đạt tăng trưởng GDP là 6,7% . Mới đây ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam và nhận định năm nay Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Đại diện ADB cho biết, năm nay Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6%, năm 2017 là khoảng 6,3%. Nguyên nhân được chỉ là do sự giảm sút tăng trưởng khu vực nông lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất lúa gạo, cây trồng tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên do hạn hán, thiếu nước và đặc biệt là xâm nhập mặn.
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân tăng trưởng GDP của Việt Nam thấp trong 9 tháng vừa qua nằm ở chỗ: ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,65%. Đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, đóng góp 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Các khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,50%, đóng góp 2,52 điểm %; khu vực dịch vụ tăng 6,66%, đóng góp 2,55 điểm %.
Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như bán buôn và bán lẻ tăng 8,15% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 5,71%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%; hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục được cải thiện, đạt mức tăng 3,66%...
Báo cáo của Tổng cục Thống kê đặc biệt nhấn mạnh vào ngành sản xuất nông nghiệp, nêu rõ: Trong 9 tháng qua, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân tại vùng bị thiên tai. Hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, xâm nhập mặn đã vào đến vùng lõi của Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Do đó, ngành Nông nghiệp cần có các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp để thích nghi và khắc phục những bất cập từ biến đổi khí hậu, đồng thời tu bổ, nạo vét hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi ngăn mặn, xây dựng các hồ chứa để giữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, về chỉ số tồn kho, tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2016 tăng 9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2015 tăng 9,9%). Trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 129,8%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 112,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 106,3%.
Tác giả bài viết: Nguyễn Tuyền
Nguồn tin: