Giới trẻ

"Tâm thư” bóc trần những sự thật về trai Tây bấy lâu nay vẫn lầm tưởng

Admin

Bức “tâm thư” hơn 1.000 chữ của một Việt kiều Đức đã khiến cộng đồng mạng có cái nhìn hoàn toàn khác về “trai Tây”.

Như một quy luật bất thành văn, với tâm lí "sính ngoại", người Việt luôn dành những ánh mắt thích thú và ngưỡng mộ mỗi khi gặp người nước ngoài trên đường. Và trong suy nghĩ của nhiều người dân Việt, "Tây" luôn là những người văn minh, lịch sự, giàu có và muôn phần tốt đẹp.

Tuy nhiên, mới đây, một Việt kiều Đức có nickname Nhi T Y Ha (quê gốc Hải Phòng, đang sinh sống tại Nurnberg, Đức) đã chia sẻ trên Facebook cá nhân những suy nghĩ, quan điểm của cô về "Tây" theo một góc nhìn rất khác.

 Bức "tâm thư" hơn 1.000 chữ chia sẻ về hiểu lầm của người Việt đối với Tây.

Tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài và hiện đang sống ở Đức, Nhi đưa ra những điều trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ bấy lâu nay của người Việt dành cho "Tây".

Với cô, hiểu lầm lớn nhất của người Việt chính là chuyện "Tây" luôn sòng phẳng về tiền bạc. Những câu chuyện chia hóa đơn, yêu nhau cũng vẫn chia đôi tiền… khiến người Việt luôn cho rằng người nước ngoài rất sòng phẳng, rõ ràng trong chuyện tiền nong.

Tuy nhiên, Nhi lại đưa ra hàng loạt câu chuyện chính mình từng trải qua để gỡ gạc lại rằng, người nước ngoài cũng hào phóng và không phải lúc nào cũng chi li tính toán chuyện chia hóa đơn.

Cô chia sẻ: "Mình chưa từng hẹn hò anh Tây nào mà chia đôi hóa đơn khi đi chơi. Có 1 anh từng tán mình là kiểu dạng geeky nerdy gốc Đông Đức nhé, khi đi chơi còn trả tiền cho tất cả mọi người trong đó có anh chị em họ mình.

Và số tiền uống cafe ở Đức thì không kiểu mấy chục một trăm nghìn. Con số thường là 40 euro hoặc 50 euro nếu đi đông. Anh ấy trả trước cả khi mọi người định rút tiền ra share.

 Nhi khiến cộng đồng mạng bất ngờ bởi những bóc trần khác hoàn toàn suy nghĩ của người Việt về Tây.

Hiện giờ bố Liam nuôi mình 90% dù mình vẫn kiếm tiền chứ không phải housewife chỉ trông con. Cách đây 2 năm, khi lần đầu tiên mời mẹ mình sang, đúng lúc anh vẫn còn nợ thẻ Creditcard mà vẫn đi rút tất cả các tài khoản từng mấy chục để cùng mua vé máy bay cho mẹ mình.

Đó là người có 1 có thể cho bạn 10. Chứ bạn không cần kẻ có 100 và cho bạn 10. Rất là khác nhau".

Thậm chí, chuyện những anh chồng Tây sẵn sàng nuôi cả bố mẹ vợ tại Việt Nam cũng là điều không phải hiếm gặp.

Tuy nhiên cô bạn cũng cho biết, cũng có nhiều người máy móc, không galant, tính rất ki bo. Đó là điều khó tránh khỏi bởi bất kì quốc gia nào cũng có người này người kia.

Thay vì sống theo cả làng, cả xóm gần như cùng họ hàng, quây quần tối lửa tắt đèn có nhau như Việt Nam, người Tây sống độc lập. Chính điều này khiến không ít người cho rằng họ sống lạnh, không tình cảm gắn bó như người Việt.

Tuy nhiên, Nhi cũng chia sẻ, điều này chỉ đúng trong trường hợp các gia đình ở thành phố tại những nước giàu như Đức, Thụy Sĩ, Bắc Âu, Hà Lan, Anh v.v.v. Còn riêng tại các nước Đông Âu thì y hệt châu Á.

Cô cho biết: "Người Việt và châu Á mình gắn bó sum vầy vì một phần là nghèo, cần phải nương tựa giúp đỡ nhau mà sống. Tây giàu rồi, mỗi cá thể có thể tự nuôi, tự cứu đời mình. Nhưng thực ra nếu đi về các vùng nông thôn tại Đức thì văn hóa gia đình cũng ấm áp, gần gũi như châu Á mình hơn".

Câu chuyện về người cụ 84 tuổi của Liam – chồng của Nhi dù đã già, sống 1 mình trong biệt thự rộng phải 2000 mét vuông nhưng tháng nào cũng đều đặn gửi quà sinh nhật cho con cháu khiến người đọc không khỏi xúc động và thay đổi suy nghĩ.

Giống như Nhi chia sẻ: "Họ chỉ sống độc lập và không muốn phiền tới ai. Còn tình cảm vợ chồng thì không thể nói là Tây lạnh được. Mình nghĩ là họ ấm hơn đấy. Những cặp đôi già vẫn khoác tay nhau trên đường, che ô cho nhau, đỡ nhau lên xuống xe".

 Gia đình hạnh phúc của Nhi là minh chứng cho việc đàn ông nước ngoài không hề sống lạnh.

Điều thứ ba trong bức tâm thư của Nhi càng khiến người đọc "sốc nặng". Bởi với cô, hình tượng về những người "Tây" không hề văn minh như những gì người Việt nghĩ.

Không thiếu "những kẻ có nhà có cửa nhưng cứ ra ga tàu dắt chó, đi tụ tập chè chén bết bát trông cực kỳ kinh, hay như một đống thanh niên trai tráng dắt chó ra 1 vỉa hè nào đó ngồi và xin tiền uống rượu, hút cỏ".

Những cảnh tượng bê tha ấy ngỡ rằng không bao giờ xuất hiện ở các nước tiên tiến văn minh nhưng lại là điều diễn ra hằng ngay, hiển hiện trước mắt Nhi.

Cô khẳng định: "Họ không hề nghèo vì đến cả người tị nạn cũng được sống đầy đủ có nhà cửa đàng hoàng, chẳng ai thiếu thốn mà đi xin tiền như thế có phải là cụ của các loại bựa không? Có tiền nuôi chó nhưng vẫn đi xin tiền".

Đi hết kinh ngạc này, bà mẹ bỉm sữa gốc Việt này lại dẫn người đọc đến kinh ngạc khác khi chê người Tây không thông minh bằng người châu Á.

Cô phân tích: "Ở tuổi 25, người Việt mình đã biết nghĩ và lo cho bố mẹ, gia đình, già dặn. Nhưng Tây 25 tuổi thì thậm chí chưa biết mình muốn gì, khủng hoảng lý tưởng (tất nhiên trừ những bạn xách balo đi phượt khắp thế giới), và gia đình vẫn phải cho tiền ăn học đấy. Thực ra đây là cái giá của việc quá giàu có".

Tuy nhiên, cô cũng cho rằng một phần trí thức khác của các nước phương Tây thì lại vượt xa phần còn lại của xã hội, bởi họ có đầu óc, tầm nhìn và sự phấn đấu đáng kinh ngạc.

Bức "tâm thư" hơn 1000 chữ của Nhi đã khiến nhiều người Việt bừng tỉnh bởi những hiểu lầm bấy lâu nay vẫn cố hữu. Tây không phải lúc nào cũng sòng phẳng chia tiền mà cũng rất hào phóng. Họ sống tình cảm, yêu thương gia đình nhưng lại độc lập, tự chủ.

Bên cạnh đó, cũng có những người Tây kém thông minh, đời sống bê tha, trụy lạc, ỷ lại vào sự chu cấp của chính phủ.

"Nói chung, Tây hay Ta thì có người nọ người kia. Cũng là người sống dưới hành tinh này nhưng tự dưng chia bờ chia cõi, phân biệt màu da sắc tộc nên nó mới ra cơ sự này". – Đó là điều cô nàng Việt kiểu Đức khẳng định sau khi chia sẻ 4 quan điểm trên.

Bài viết nhanh chóng nhận được phản ứng lớn từ bạn bè của cô cũng như nhiều người lạ, bởi nó bóc trần những điều mà bấy lâu nay người Việt vẫn lầm tưởng.

Câu chuyện về "share bill" (chia hóa đơn) có lẽ được nhắc đến nhiều nhất và mỗi người một ý kiến.

Bạn trẻ có nickname Trần Bảo Ngọc chia sẻ: "Mình luôn tin là dù là nước nào đi nữa thì cũng có người này người kia hết. Cô bạn mình đi du lịch ở Âu kể là con bạn nó yêu Tây thì hai đứa share nhau từng đồng xu một. Nói chung là hên xui người này người kia".

Nhưng cũng có người lại cho rằng: "Quan điểm người tình và vợ của họ rất rõ ràng. Khi họ xem đó là mối quan hệ trong giai đoạn tìm hiểu hay vui qua đường thì mọi thứ có thể share. Nhưng khi họ đã yêu mình thật lòng và xác định nghiêm túc với mình thì có nghĩa họ chăm sóc cho mình hết mọi thứ.

Họ sống thoáng trong tư tưởng nhưng lại rất tôn trọng hôn nhân, cực kỳ có trách nhiệm với gia đình. Nhưng cũng có người này người kia, mấy dạng vậy cũng dễ phân biệt thôi.

Châu Á mình cũng thông minh không thua gì họ nhưng vẫn còn thiếu đi cái tầm nhìn sâu rộng của họ. Cái này thì có thể san bằng được trong thời gian tới khi thế giới ngày càng phẳng hơn".

 Cũng giống như quan điểm trên, chồng của Nhi chính là người đàn ông hết mực yêu gia đình.