Bạo lực học đường đang gia tăng đến mức báo động. Ngay ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đã có rất nhiều vụ việc các em học sinh đánh nhau đến mức tàn bạo và có những hành vi rất phản cảm, vô đạo đức và thậm chí có thái độ vô cảm trước những cái ác cái xấu.
Vì sao bạo lực học đường lại gia tăng mạnh như vậy và liệu rằng những hành vi bạo lực ở lứa tuổi thanh thiếu niên này sẽ dẫn tới những nguy cơ hình thành tội phạm trong lứa tuổi trưởng thành ở tương lai hay không?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ công an về hiện tượng này.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
Nhà báo Phạm Huyền: Theo dõi rất nhiều vụ việc bạo lực học đường, cá nhân ông cảm thấy như thế nào khi chứng kiến hình ảnh, những đoạn clip các em học sinh còn mặc nguyên đồng phục nhà trường nhưng lại đánh nhau rất tàn nhẫn, thậm chí có những thái độ vô cảm trước những cái ác?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến: Tôi cho rằng nhìn thấy những clip như vậy, những vụ việc mà gia đình đến cơ quan công an trình báo, chúng ta thấy rất xót xa.
Cái thứ nhất, lỗi này tôi nghĩ rằng là do người lớn, do chúng ta không quản lý và không nắm được tình hình để dẫn đến các cháu đó bị bạo lực.
Thứ hai kể cả chúng ta khi phát hiện ra như thế thì bằng tất cả các biện pháp xử lý, chúng ta đều không xử lý được vì các cháu ở tuổi vị thành niên không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây lên.
Thứ ba, ở đây chúng ta do nhiều vụ việc mà đã xảy ra thì rất âm ỉ nhưng nhà trường và đặc biệt là bố mẹ không phát hiện được, cho nên không có biện pháp để ngăn chặn.
Ở đây, có một tình trạng là hiện nay nhiều học sinh của chúng ta đã lên facebook chửi nhau, thách nhau để đánh nhau ở trên mạng nhưng người lớn không nắm được việc này. Đã có nhiều vụ việc xảy ra rất thương tâm, thậm chí các cháu còn đi gây thương tích dẫn đến giết nhau, chuẩn bị cả hung khí các kiểu. Nhiều khi các cháu về cũng đã tâm sự với người lớn những bất bình ở trường, bất bình với cô giáo, bất bình với bạn này bạn khác nhưng mà bố mẹ không quan tâm. Khi phát hiện ra, việc đã xảy ra rồi, chúng ta lại ít có cơ hội để khắc phục.
Nhà báo Phạm Huyền: Vậy theo quan sát của ông, trong xã hội hiện nay, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như vậy?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến: Các bạn đã biết, trong thời gian qua bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, chủ yếu các cháu ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ cấp tiểu học, trung học. Đặc biệt là trung học hiện nay có sự chuyển đổi về tâm sinh lý. Các cháu ở độ tuổi này suy nghĩ chưa được chín chắn, có nhiều cháu, gia đình tưởng là rất ngoan nhưng thực tế các cháu đến lớp, các cháu rất hư, lại là những học sinh cá biệt.
Vì sao bạo lực học đường lại gia tăng mạnh như vậy và liệu rằng những hành vi bạo lực ở lứa tuổi thanh thiếu niên này sẽ dẫn tới những nguy cơ hình thành tội phạm trong lứa tuổi trưởng thành ở tương lai hay không?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ công an về hiện tượng này.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
Loading...
Nhà báo Phạm Huyền: Theo dõi rất nhiều vụ việc bạo lực học đường, cá nhân ông cảm thấy như thế nào khi chứng kiến hình ảnh, những đoạn clip các em học sinh còn mặc nguyên đồng phục nhà trường nhưng lại đánh nhau rất tàn nhẫn, thậm chí có những thái độ vô cảm trước những cái ác?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến: Tôi cho rằng nhìn thấy những clip như vậy, những vụ việc mà gia đình đến cơ quan công an trình báo, chúng ta thấy rất xót xa.
Cái thứ nhất, lỗi này tôi nghĩ rằng là do người lớn, do chúng ta không quản lý và không nắm được tình hình để dẫn đến các cháu đó bị bạo lực.
Thứ hai kể cả chúng ta khi phát hiện ra như thế thì bằng tất cả các biện pháp xử lý, chúng ta đều không xử lý được vì các cháu ở tuổi vị thành niên không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây lên.
Thứ ba, ở đây chúng ta do nhiều vụ việc mà đã xảy ra thì rất âm ỉ nhưng nhà trường và đặc biệt là bố mẹ không phát hiện được, cho nên không có biện pháp để ngăn chặn.
Ở đây, có một tình trạng là hiện nay nhiều học sinh của chúng ta đã lên facebook chửi nhau, thách nhau để đánh nhau ở trên mạng nhưng người lớn không nắm được việc này. Đã có nhiều vụ việc xảy ra rất thương tâm, thậm chí các cháu còn đi gây thương tích dẫn đến giết nhau, chuẩn bị cả hung khí các kiểu. Nhiều khi các cháu về cũng đã tâm sự với người lớn những bất bình ở trường, bất bình với cô giáo, bất bình với bạn này bạn khác nhưng mà bố mẹ không quan tâm. Khi phát hiện ra, việc đã xảy ra rồi, chúng ta lại ít có cơ hội để khắc phục.
Nhà báo Phạm Huyền: Vậy theo quan sát của ông, trong xã hội hiện nay, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như vậy?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến: Các bạn đã biết, trong thời gian qua bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, chủ yếu các cháu ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ cấp tiểu học, trung học. Đặc biệt là trung học hiện nay có sự chuyển đổi về tâm sinh lý. Các cháu ở độ tuổi này suy nghĩ chưa được chín chắn, có nhiều cháu, gia đình tưởng là rất ngoan nhưng thực tế các cháu đến lớp, các cháu rất hư, lại là những học sinh cá biệt.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an trả lời chuyên mục Góc nhìn thẳng (ảnh: VietNamNet)
Thứ nhất là gia đình không quan tâm con cái, thứ hai là nhà trường thiếu trách nhiệm, không quan tâm, để các cháu muốn làm gì các cháu làm. Những mâu thuẫn trong các nhóm học sinh, nhà trường lại không biết được, thậm chí là có những thờ ơ khi có một số cháu lên phản ảnh với trường hoặc về tâm sự với bố mẹ thì lại được cho đấy là chuyện vặt nên dẫn đến sự bùng phát lớn như thế. Vậy nên phải phát hiện sớm để có cái biện pháp giải quyết.
Vì thế tôi nói nó do nhiều nguyên nhân và nguyên nhân xã hội là như vậy.
Nhà báo Phạm Huyền: Theo những kinh nghiệm của mình thì theo ông, bạo lực ở lứa tuổi thanh thiếu niên như vậy thì có tiềm ẩn nhiều nguy cơ hình thành tội phạm trong tương lai như thế nào hay nói cách khác thì những tội phạm ở lứa tuổi trưởng thành thường có quá khứ như thế nào, có xu hướng bvạo lực ra sao ở lứa tuổi khi còn trẻ?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến: Có chứ! Tôi nghĩ mặc dù đây là bộc phát nhưng nếu chúng ta không có giải pháp để ngăn chặn hoặc giải quyết cụ thể dẫn đến các cháu sẽ tiếp tục thực hiện các hành vi bạo lực.
Khi sự việc nghiêm trọng, chúng ta lại buộc các cháu phải thôi học hoặc là bỏ học, thì nguy cơ để các cháu đi vào con đường phạm pháp vẫn rất là lớn. Hoặc khi các cháu đã đi vào những trò chơi rồi, không may các cháu sử dụng các loại chất kích thích hoặc cần phải tiêu tiền, các cháu không làm được ra tiền thì các cháu buộc phải có tiền thì các cháu sinh ra ăn trộm, ăn cắp.
Tất cả những thói hư tật xấu như thế dẫn đến những bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân như tranh giành nhau về đồ chơi, người yêu, bạn bè, hoặc do mâu thuẫn về sinh hoạt các kiểu thì dẫn đến sử dụng bạo lực học đường.
Nếu như bạo lực học đường này, chúng ta không có giải pháp phát hiện, ngăn chặn thì các cháu sẽ trở thành mầm mống của tội phạm. Đó là điều tất yếu.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, theo ông vai trò của các bậc phụ huynh, nhà trường cần phải như thế nào để có thể giảm được những hiện tượng bạo lực học đường như vậy?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến: Tôi cho rằng, thứ nhất gia đình là quan trọng nhất. Gia đình là nền tảng để giáo dục và quản lý các cháu. Vì hơn ai hết, gia đình phải quan tâm, phải tạo điều kiện, phải nắm bắt được tâm lý của con em mình.
Thứ hai là ở nhà trường, tôi cho rằng phải tăng cường giáo dục đạo đức. Một việc nữa tôi cho rằng là phải tăng cường giáo dục về mặt pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật. Trong lứa tuổi tiểu học và học sinh trung học phải có hẳn một bộ môn về giáo dục pháp luật. Tôi cho rằng có việc mà hiện nay chúng ta rất dễ làm mà chúng ta đã không làm được trong khi các nước nghiêm cấm triệt để.
Ví dụ như việc không bán các chất kích thích, kể cả thuốc lá, kể cả rượu bia cho các cháu. Đấy là những cái rất dễ để các cháu vướng vào các tệ nạn hiện nay. Tôi thấy điều đó, xã hội hiện nay dường như không quan tâm. Các cháu 13, 14 tuổi uống rượu bia, hút thuốc lá phì phèo là chuyện bình thường.
Kế nữa, về môi trường xã hội nơi các cháu sống, cần có những điều kiện vui chơi, giải trí, phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, còn những trò chơi bạo lực phải có giải pháp để ngăn cấm.
Ngoài ra, hiện nay mạng xã hội rất phát triển, là nguồn gốc để các cháu tụ tập nhau, lôi kéo nhau và bị nhiều kẻ xấu lợi dụng. Bố mẹ cần phải quản lý các mạng xã hội mà con đang dùng.
Tôi cho rằng hiện nay, các cháu bé gái vi phạm pháp luật nhiều hơn các cháu trai. Những vụ việc mà đánh nhau thậm tệ, tàn bạo, vô cảm thì các cháu gái gây ra nhiều hơn. Có thể do ở lứa tuổi đó các cháu tâm sinh lý phát triển hơn nên cần có những liệu pháp tâm lý cho phù hợp để ứng xử các lứa tuổi. Hi vọng ngăn chặn và không để bạo lực học đường xảy ra phức tạp và cũng tránh để sau này các cháu tránh được con đường phạm pháp mà chúng ta không thể quản lý được.
Vấn đề quan trọng là gia đình, nhà trường và xã hội phải tạo được môi trường sống lành mạnh cho các cháu.
Nhà báo Phạm Huyền: Cảm ơn ông đã trả lời báo điện tử VietNamNet!
Vì thế tôi nói nó do nhiều nguyên nhân và nguyên nhân xã hội là như vậy.
Nhà báo Phạm Huyền: Theo những kinh nghiệm của mình thì theo ông, bạo lực ở lứa tuổi thanh thiếu niên như vậy thì có tiềm ẩn nhiều nguy cơ hình thành tội phạm trong tương lai như thế nào hay nói cách khác thì những tội phạm ở lứa tuổi trưởng thành thường có quá khứ như thế nào, có xu hướng bvạo lực ra sao ở lứa tuổi khi còn trẻ?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến: Có chứ! Tôi nghĩ mặc dù đây là bộc phát nhưng nếu chúng ta không có giải pháp để ngăn chặn hoặc giải quyết cụ thể dẫn đến các cháu sẽ tiếp tục thực hiện các hành vi bạo lực.
Khi sự việc nghiêm trọng, chúng ta lại buộc các cháu phải thôi học hoặc là bỏ học, thì nguy cơ để các cháu đi vào con đường phạm pháp vẫn rất là lớn. Hoặc khi các cháu đã đi vào những trò chơi rồi, không may các cháu sử dụng các loại chất kích thích hoặc cần phải tiêu tiền, các cháu không làm được ra tiền thì các cháu buộc phải có tiền thì các cháu sinh ra ăn trộm, ăn cắp.
Tất cả những thói hư tật xấu như thế dẫn đến những bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân như tranh giành nhau về đồ chơi, người yêu, bạn bè, hoặc do mâu thuẫn về sinh hoạt các kiểu thì dẫn đến sử dụng bạo lực học đường.
Nếu như bạo lực học đường này, chúng ta không có giải pháp phát hiện, ngăn chặn thì các cháu sẽ trở thành mầm mống của tội phạm. Đó là điều tất yếu.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, theo ông vai trò của các bậc phụ huynh, nhà trường cần phải như thế nào để có thể giảm được những hiện tượng bạo lực học đường như vậy?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến: Tôi cho rằng, thứ nhất gia đình là quan trọng nhất. Gia đình là nền tảng để giáo dục và quản lý các cháu. Vì hơn ai hết, gia đình phải quan tâm, phải tạo điều kiện, phải nắm bắt được tâm lý của con em mình.
Thứ hai là ở nhà trường, tôi cho rằng phải tăng cường giáo dục đạo đức. Một việc nữa tôi cho rằng là phải tăng cường giáo dục về mặt pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật. Trong lứa tuổi tiểu học và học sinh trung học phải có hẳn một bộ môn về giáo dục pháp luật. Tôi cho rằng có việc mà hiện nay chúng ta rất dễ làm mà chúng ta đã không làm được trong khi các nước nghiêm cấm triệt để.
Ví dụ như việc không bán các chất kích thích, kể cả thuốc lá, kể cả rượu bia cho các cháu. Đấy là những cái rất dễ để các cháu vướng vào các tệ nạn hiện nay. Tôi thấy điều đó, xã hội hiện nay dường như không quan tâm. Các cháu 13, 14 tuổi uống rượu bia, hút thuốc lá phì phèo là chuyện bình thường.
Kế nữa, về môi trường xã hội nơi các cháu sống, cần có những điều kiện vui chơi, giải trí, phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, còn những trò chơi bạo lực phải có giải pháp để ngăn cấm.
Ngoài ra, hiện nay mạng xã hội rất phát triển, là nguồn gốc để các cháu tụ tập nhau, lôi kéo nhau và bị nhiều kẻ xấu lợi dụng. Bố mẹ cần phải quản lý các mạng xã hội mà con đang dùng.
Tôi cho rằng hiện nay, các cháu bé gái vi phạm pháp luật nhiều hơn các cháu trai. Những vụ việc mà đánh nhau thậm tệ, tàn bạo, vô cảm thì các cháu gái gây ra nhiều hơn. Có thể do ở lứa tuổi đó các cháu tâm sinh lý phát triển hơn nên cần có những liệu pháp tâm lý cho phù hợp để ứng xử các lứa tuổi. Hi vọng ngăn chặn và không để bạo lực học đường xảy ra phức tạp và cũng tránh để sau này các cháu tránh được con đường phạm pháp mà chúng ta không thể quản lý được.
Vấn đề quan trọng là gia đình, nhà trường và xã hội phải tạo được môi trường sống lành mạnh cho các cháu.
Nhà báo Phạm Huyền: Cảm ơn ông đã trả lời báo điện tử VietNamNet!
Tác giả bài viết: Thực hiện: Phạm Huyền Clip: Đinh Tuấn, Đức Yên, Xuân Quý
Nguồn tin: