Kinh tế

Thời điểm lịch sử: Tỷ phú Phương Thảo lên đỉnh, Bầu Hiển làm chuyện lớn

Admin

Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nổi sóng với dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào. Các đại gia trong lĩnh vực này như ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục lên đỉnh lịch sử.

Hàng triệu cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại mua ròng. Dòng tiền tích cực đã giúp cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM - HDBank của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo - bứt phá mạnh mẽ, tăng gần 4% và là một trong các động lực giúp thị trường chứng khoán (TTCK) trụ ở đỉnh cao lịch sử.

Sau khi dằn túi tỷ USD, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo chứng kiến VietJetAir và HDB thăng hoa không ngừng. Túi tiền của nữ tỷ phú cũng không ngừng gia tăng và hiện ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Theo tính toán của Forbes, tính tới hết 10/4, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO VietJet có 3,7 tỷ USD, xếp thứ 655 trên thế giới.

Túi tiền của bà Thảo liên tục gia tăng và hiện đứng thứ 2 trong bảng danh sách những người giàu nhất Việt Nam (sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng) là nhờ sự bứt phá của cổ phiếu hàng không VietJet và cổ phiếu ngân hàng HDB.

chứng khoán,VN-Index,thị trường chứng khoán,cổ phiếu ngân hàng,cổ phiếu chứng khoán,Nguyễn Thị Phương Thảo,Đỗ Quang Hiển,Bầu Hiển,tỷ phú Việt,tỷ phú USD
Ông bầu Đỗ Quang Hiển
Bên cạnh đó, cú ra tay 2.700 tỷ đổng đổ thêm tiền nâng sở hữu tại VJC cũng giúp tài sản của bà Thảo được ghi nhận tăng lên nhanh chóng.

Với cú bứt phá trong 2 phiên qua, cổ phiếu HDBank đã lên đỉnh cao lịch sử: trên 50.000 đồng/cp. Ngân hàng của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo vừa báo lãi trước thuế quý 1/2018 lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Tổng tài sản tăng vọt thêm 17,2%, lên trên 181 ngàn tỷ đồng.

Cổ phiếu VJC gần đây có giảm đôi chút nhưng vẫn ở vùng cao lịch sử. Cổ phiếu VJC của bà Thảo tăng vọt 2,4 lần trong vòng 1 năm qua và đã gia nhập nhóm công ty vốn hóa 100.000 tỷ đồng.

VJC được xem là hãng hàng không có tốc độ tăng trưởng thần tốc. Chỉ trong vòng 5 năm bay thương mại, VJC đã đứng đầu thị phần hàng không tại Việt Nam và vươn ra khu vực. Năm 2017, VJC đạt doanh thu thauafn hơn 42 ngàn tỷ, tăng gần 54% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 4,8 ngàn tỷ, tăng gần 80%. VJC dự báo doanh thu năm 2018 tăng trên 30%.

Một gương mặt doanh nhân nổi bật trong thời gian gần đây là ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển). Ông chủ của Tập đoàn T&T, một tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam với lịch sử 25 năm hoạt động, gần đây có rất nhiều dự án lớn và rất thành công với việc vực dậy và phát triển Ngân hàng SHB.

 Ông bầu Đỗ Quang Hiển

Từ một ngân hàng quy mô nhỏ và phải “gánh vác” ngân hàng Habubank, SHB gần đây đã gần như tái cấu trúc nợ xấu thành công và có lợi nhuận tăng mạnh trở lại. Cổ phiếu SHB cũng đang hướng tới mức cao lịch sử ghi nhận hồi năm 2009. SHB thậm chí còn vượt qua 3 ông lớn BIDV, Vietcombank, VietinBank ở kết quả lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ.

Hiện tại T&T chưa lên sàn do vậy rất khó định giá được khối tài sản của Bầu Hiển. Tuy nhiên, giới đầu tư luôn nhìn nhận ông Hiển là một trong những doanh nhân giàu nhất Việt Nam. Gần đây, T&T vừa bắt tay với tập đoàn Bouygues của Pháp để triển khai hai dự án lớn tại Hà Nội là đường sắt đô thị số 3 - nối trung tâm thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây (tổng vốn khoảng 1,4 tỷ USD) và sân vận động Hàng Đẫy (250 triệu euro).

Trên TTCK, ngoài nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục chứng tỏ sức mạnh dẻo dai, nhóm chứng khoán và bảo hiểm cũng đang hút dòng tiền lớn.

Nhiều công ty chứng khoán đưa ra dự báo cho rằng TTCK tích cực trong ngắn hạn và thị trường vẫn tiếp tục phân hóa. Tuy nhiên, áp lực bán chốt lời cũng đang tăng dần do giá cổ phiếu đã tăng nhiều và làn sóng thông tin tích cực đến từ đại hội cổ đông và kết quả kinh doanh quý 1 cũng sắp tới hồi lắng xuống.

Trước đó, kết thúc phiên giao dịch 10/4, VN-index giảm 6,21 điểm xuống 1.198,12 điểm; HNX-Index giảm 1,1 điểm xuống 136,68 điểm. Upcom-Index giảm 0,03 điểm xuống 60,42 điểm. Thanh khoản đạt 370 triệu cổ phần. Giá trị đạt 10,8 ngàn tỷ đồng.