►Tôi là đàn ông và tôi không thể bênh vực anh chồng "Mẹ chỉ có một, vợ... không người này thì người khác" được!
►Nếu đấy là mẹ các chị, các chị có lồng lộn lên không?
►Mẹ chỉ có một, còn vợ... không người này thì người khác!
Gửi anh Khiêm - người đàn ông bênh mẹ và sẵn sàng bỏ vợ, tác giả bài viết “Mẹ chỉ có một, còn vợ… không người này thì người khác” cùng những người đàn ông bênh vực anh Khiêm, tôi là một người phụ nữ 31 tuổi, lấy chồng từ 7 năm trước. Tôi cũng sống với bố mẹ chồng và đang hết lòng chăm lo cho ông bà, vì vậy, khi đọc được những dòng chữ, nói thật là như dội vào tai của anh, tôi cảm thấy rất bất bình.
Cuộc sống hôn nhân không phải chỉ một màu hồng như lúc yêu, vợ chồng muốn sống bền vững, ngoài tình yêu ra là phải dựa trên sự thông cảm lẫn nhau. Nhưng trong toàn bộ bài viết của anh, hơn một ngàn từ tôi đọc đi đọc lại tới 3 lần, cũng không tìm thấy bất kỳ điều gì chứng tỏ anh thông cảm cho vợ anh. Lời lẽ của anh đầy tính chì chiết, coi thường và nặng tính ép buộc vợ.
Thưa với anh, cô ấy về làm vợ anh, làm dâu bố mẹ anh, chứ không phải về làm ô sin, nô lệ nhà anh. Anh đón mẹ anh lên dưỡng già, đó là bổn phận của anh chứ không phải của vợ anh.
►Nếu đấy là mẹ các chị, các chị có lồng lộn lên không?
►Mẹ chỉ có một, còn vợ... không người này thì người khác!
Gửi anh Khiêm - người đàn ông bênh mẹ và sẵn sàng bỏ vợ, tác giả bài viết “Mẹ chỉ có một, còn vợ… không người này thì người khác” cùng những người đàn ông bênh vực anh Khiêm, tôi là một người phụ nữ 31 tuổi, lấy chồng từ 7 năm trước. Tôi cũng sống với bố mẹ chồng và đang hết lòng chăm lo cho ông bà, vì vậy, khi đọc được những dòng chữ, nói thật là như dội vào tai của anh, tôi cảm thấy rất bất bình.
Cuộc sống hôn nhân không phải chỉ một màu hồng như lúc yêu, vợ chồng muốn sống bền vững, ngoài tình yêu ra là phải dựa trên sự thông cảm lẫn nhau. Nhưng trong toàn bộ bài viết của anh, hơn một ngàn từ tôi đọc đi đọc lại tới 3 lần, cũng không tìm thấy bất kỳ điều gì chứng tỏ anh thông cảm cho vợ anh. Lời lẽ của anh đầy tính chì chiết, coi thường và nặng tính ép buộc vợ.
Thưa với anh, cô ấy về làm vợ anh, làm dâu bố mẹ anh, chứ không phải về làm ô sin, nô lệ nhà anh. Anh đón mẹ anh lên dưỡng già, đó là bổn phận của anh chứ không phải của vợ anh.
Tôi làm dâu đã 7 năm, cũng sống với bố mẹ chồng và đang hết lòng chăm lo cho ông bà. (Ảnh minh họa)
Mẹ anh lên, kéo theo cô ấy phải bận gấp đôi gấp ba lần bình thường, vất vả tất tả hơn. Những lúc đó anh ở đâu? Sao tôi không thấy anh nói rằng anh giúp vợ anh nấu cơm, giúp mẹ anh giặt quần áo, lau nhà mỗi khi bà quên đi cả dép vào? Xin hỏi, lúc đó anh đang ngồi xem ti vi, vọc điện thoại, hay đi trà đá cà phê nhậu nhẹt với bạn bè?
Anh đã không khéo léo san sẻ việc nhà với vợ, còn lên tiếng mắng mỏ cô ấy. Anh cảm thấy mình đập bát cơm dằn mặt vợ là oai lắm phải không? Tôi lại nhìn thấy sự vũ phu trong đó, thấy thái độ xử lý việc rất thô thiển. Tôi chẳng hiểu anh tự hào cái gì khi vợ anh sợ anh.
Tôi không biết anh bất bình với vợ anh như thế nào, cũng không biết vợ anh xử lý mọi chuyện với anh, với mẹ anh ra sao, nhưng tôi thấy thật nực cười làm sao khi anh nói, vợ không người này thì lấy người khác, anh thừa sức lấy được vợ khác. Hóa ra anh cưới vợ về chỉ để cô ấy phục vụ, hầu hạ gia đình anh và lúc nào cũng có thể thay đổi được? Thế anh có nghĩ đến cảm nghĩ của vợ anh không? Có nghĩ đến việc cô ấy cảm thấy bị xúc phạm, bị chồng coi thường như thế nào không?
Tôi làm dâu 7 năm nay, bố mẹ chồng tôi đều đã ngoài 60 tuổi nhưng may mắn là ông bà vẫn khỏe mạnh. Bố chồng tôi vẫn đưa đón các cháu đi học giúp tôi. Mẹ chồng tôi chiều đến vẫn cắm được nồi cơm, luộc đĩa rau cho tôi. Tôi chưa bao giờ quên bổn phận làm con, nhưng mỗi khi tôi nấu cơm, mẹ chồng tôi đều ở bên gọt khoai tây, rửa mớ rau, băm củ tỏi cho tôi. Dù tôi bảo bà không phải đụng tay vào, tôi có thể làm được, thậm chí còn làm nhanh hơn khi có bà phụ giúp. Nhưng đó là việc mà mẹ chồng tôi cảm thấy có thể giúp được tôi thì bà giúp.
Vợ chồng muốn sống được với nhau lâu bền, phải có sự thông cảm, phụ giúp lẫn nhau. (Ảnh minh họa)
Lần mẹ chồng tôi bị ốm lại đúng đợt tôi phải hoàn thành gấp kế hoạch, tăng ca liên miên, tối 8 giờ mới về trong tình trạng đói meo. Tôi không chăm sóc mẹ được chu đáo, nhưng chồng tôi lại thế chân vào giúp tôi. Anh về sớm đi chợ nấu cháo, đêm tới lại đánh gió cho bà. Quần áo bà thay ra, chồng tôi đều đem đi ngâm xà phòng rồi tôi cho vào máy giặt sau.
Hay lần bố chồng tôi bị ngã gãy chân, chồng tôi đưa ông đi khám đông y hết phòng này đến phòng nọ. Về tự tay thay thuốc cho ông. Tôi chỉ có thể nấu bữa cơm nhiều chất cho ông, mua cái nạng gỗ để ông vẫn đi lại được cho đỡ buồn.
Tôi kể việc này không phải để khoe khoang hạnh phúc gia đình tôi. Mà để nhấn mạnh một việc rằng, vợ chồng muốn sống được với nhau lâu bền, phải có sự thông cảm, phụ giúp lẫn nhau. Tôi chỉ thấy anh Khiêm chê bai vợ mình, trách móc vợ mình không chịu hầu hạ mẹ chồng đến nơi đến chốn, mà chẳng thấy nghĩa vụ làm con của anh ở đâu, chẳng thấy sự thông cảm của mẹ chồng anh dành cho con dâu ở đâu.
Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi, các chị em thấy đúng thì động viên ủng hộ, còn anh Khiêm và các anh, chị khác thấy sai thì cứ lên tiếng.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy
Nguồn tin: