Trong bốn năm hôn nhân, tôi khao khát có một người thân, một người bạn để có thể tâm tình. Sáng sớm, chồng tôi đã ra khỏi nhà, đến tối mịt mới về; vợ vui hay buồn, con khỏe hay ốm, anh cũng chẳng còn thời gian để quan tâm, anh nghĩ đã đưa đủ tiền về cho vợ là chu toàn trách nhiệm.
Gia đình "kiểu mẫu"
Trải qua hơn nửa đời người không dám nhìn nhận sự thật của tình yêu, giờ đây, tôi đã sẵn sàng để thú nhận về điều đó: cha mẹ tôi, cũng như nhiều cặp đôi ở thời của họ, đã trải qua cuộc hôn nhân của mình như một vở kịch; mỗi người tìm cách đóng vai vợ, chồng trong mối quan hệ dài dặc của họ.
Mẹ tôi vốn được nuôi dạy với "giáo lý" rằng hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng. Nhưng cha tôi lại luôn phải đối đầu với vấn đề của riêng ông, để rồi không còn thời gian mang lại hạnh phúc cho vợ mình. Cả hai đều không hiểu rõ chính họ nên cũng không thể hiểu được người bạn đời của mình. Cuộc hôn nhân bền bỉ của cha mẹ tôi không thực sự hạnh phúc như những gì mà người ngoài lầm tưởng.
Cha tôi đã cố gắng hết mức có thể để đóng vai người đàn ông trụ cột, nhưng lại bằng cách duy nhất mà ông được dạy từ nhỏ: làm việc và chu cấp cho gia đình. Nhưng cha tôi đã từng trải qua một tuổi thơ đầy sóng gió, nó để lại trong ông những nỗi niềm trăn trở mà ông không biết cách bày tỏ, dù là với vợ con mình. Điều này khiến ông đôi khi trở nên cộc cằn và đáng sợ.
Đứng bên cạnh người đàn ông đó, mẹ tôi cũng đã tìm mọi cách để có thể hoàn thành “trách nhiệm” của một người vợ. Bà chăm sóc chồng con, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và để chồng đưa ra gần như tất cả các quyết định của gia đình. Mẹ tôi vẫn tự hào rằng việc đảm đương vai “người vợ” này mang lại cho bà sự thỏ a mãn, đó là “hạnh phúc” của bà.
Người ngoài nhìn vào cũng thường khen gia đình tôi là dạng "kiểu mẫu" khi vợ chu toàn việc chăm sóc gia đình, chồng thành công trong sự nghiệp và mang lại cho vợ con cuộc sống kinh tế khá ổn. Thế nhưng, không khí trong gia đình tôi lúc nào cũng tỏa ra một sự bức bối khó chịu, mẹ và chúng tôi lúc nào cũng khép nép khi có cha ở nhà, chỉ cần ông nghiêm mặt, đưa ánh mắt nhìn là ai cũng co rúm lại, không dám hó hé. Cảm giác như có rất nhiều câu hỏi, nhiều giới hạn mà không ai dám nhắc đến, bởi ai cũng sợ phá vỡ “bức tranh đẹp” của một gia đình mẫu mực.
Gia đình "kiểu mẫu"
Trải qua hơn nửa đời người không dám nhìn nhận sự thật của tình yêu, giờ đây, tôi đã sẵn sàng để thú nhận về điều đó: cha mẹ tôi, cũng như nhiều cặp đôi ở thời của họ, đã trải qua cuộc hôn nhân của mình như một vở kịch; mỗi người tìm cách đóng vai vợ, chồng trong mối quan hệ dài dặc của họ.
Mẹ tôi vốn được nuôi dạy với "giáo lý" rằng hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng. Nhưng cha tôi lại luôn phải đối đầu với vấn đề của riêng ông, để rồi không còn thời gian mang lại hạnh phúc cho vợ mình. Cả hai đều không hiểu rõ chính họ nên cũng không thể hiểu được người bạn đời của mình. Cuộc hôn nhân bền bỉ của cha mẹ tôi không thực sự hạnh phúc như những gì mà người ngoài lầm tưởng.
Cha tôi đã cố gắng hết mức có thể để đóng vai người đàn ông trụ cột, nhưng lại bằng cách duy nhất mà ông được dạy từ nhỏ: làm việc và chu cấp cho gia đình. Nhưng cha tôi đã từng trải qua một tuổi thơ đầy sóng gió, nó để lại trong ông những nỗi niềm trăn trở mà ông không biết cách bày tỏ, dù là với vợ con mình. Điều này khiến ông đôi khi trở nên cộc cằn và đáng sợ.
Đứng bên cạnh người đàn ông đó, mẹ tôi cũng đã tìm mọi cách để có thể hoàn thành “trách nhiệm” của một người vợ. Bà chăm sóc chồng con, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và để chồng đưa ra gần như tất cả các quyết định của gia đình. Mẹ tôi vẫn tự hào rằng việc đảm đương vai “người vợ” này mang lại cho bà sự thỏ a mãn, đó là “hạnh phúc” của bà.
Người ngoài nhìn vào cũng thường khen gia đình tôi là dạng "kiểu mẫu" khi vợ chu toàn việc chăm sóc gia đình, chồng thành công trong sự nghiệp và mang lại cho vợ con cuộc sống kinh tế khá ổn. Thế nhưng, không khí trong gia đình tôi lúc nào cũng tỏa ra một sự bức bối khó chịu, mẹ và chúng tôi lúc nào cũng khép nép khi có cha ở nhà, chỉ cần ông nghiêm mặt, đưa ánh mắt nhìn là ai cũng co rúm lại, không dám hó hé. Cảm giác như có rất nhiều câu hỏi, nhiều giới hạn mà không ai dám nhắc đến, bởi ai cũng sợ phá vỡ “bức tranh đẹp” của một gia đình mẫu mực.
Ảnh minh họa
Ấy vậy nhưng trong nhiều năm của tuổi trưởng thành, tôi vẫn khư khư giữ bức tranh lung linh sắc màu đó: gia đình hạnh phúc, cha mẹ yêu thương nhau - một cuộc hôn nhân hoàn hảo. Đó là một giấc mơ huyễn hoặc, một ảo giác, nhưng chính nó đã đem lại cho tôi sự tự tin để có thể tiếp bước trong cuộc sống. Có thể nói, viễn tưởng về một gia đình kiểu mẫu và một ông chồng để yêu như thế là mục đích sống của tôi.
Nhưng không phải mục đích nào cũng có thể trở thành sự thật, và không phải lúc nào chúng cũng có lợi cho bản thân ta. Cho đến khi tôi đủ dũng cảm để chấp nhận rằng, hạnh phúc của mình không phải đến từ viễn cảnh đó thì nó đã đẩy tôi vào một cơn trầm cảm khủng khiếp giữa tuổi 30. Với sự trợ giúp của gia đình và bác sĩ tâm lý, tôi bắt đầu cuộc hành trình tìm đến một sự thật đúng đắn hơn, khó khăn hơn, nhưng lại mang đến cho tôi sức sống mới.
Tìm ra "sự thật của tình yêu"
Nhưng trước hết, hãy nghe câu chuyện về cuộc hôn nhân của tôi. Thành và tôi gặp nhau trong một chuyến du lịch tại Đà Lạt, trong không khí lãng mạn tuyệt vời, khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. Trước đó, tôi đã từng lên kế hoạch rất nhiều chuyến du lịch cho cuộc đời mình và nhất định phải thành công với một công việc nào đó trong những năm tuổi trẻ. Nhưng ngay vào giây phút tình yêu ập đến, tôi lại ngã lòng theo viễn tưởng của những câu chuyện tình có hậu, những bài tình ca tôi đã từng say đắm. Tôi say mê hình ảnh huyền ảo của hạnh phúc lứa đôi mà bỏ qua hiện thực của nó. Thành và tôi yêu nhau điên cuồng, bị cuốn vào nhau và nhanh chóng tổ chức tiệc cưới linh đình, một sự kiện hoành tráng nhất trong đời tôi.
Chẳng bao lâu sau ngày kết hôn, chúng tôi sớm nhận ra dù cả hai yêu những điểm đặc biệt của nhau, nhưng lại không có mấy điểm tương đồng để chia sẻ. Thật là lạ khi có thể ở cạnh một người mà ta ngưỡng mộ, yêu quý nhưng rất khó để đồng cảm với người đó. Đã thế, vì công việc của Thành, từ miền Trung, vợ chồng tôi sớm chuyển vào Sài Gòn, xa gia đình và bạn bè. Ở vị trí công việc mới, chồng tôi dành hầu hết thời gian để tìm kiếm cơ hội thăng tiến.
Trong bốn năm hôn nhân, tôi cô đơn hơn bao giờ hết. Dù sau đó có con nhỏ, tôi vẫn khát khao có một người thân, một người bạn để có thể tâm tình. Sáng sớm, chồng tôi đã ra khỏi nhà; tối mịt, anh mới về vì còn đi tiếp khách, đối tác. Vợ vui hay buồn, con khỏe hay đau ốm, Thành cũng chẳng còn thời gian để quan tâm, hay nói đúng hơn, anh nghĩ đã đưa đủ tiền về cho vợ là chu toàn trách nhiệm rồi. Tôi nhận ra, nếu vợ chồng không dành mọi thứ cho nhau mà chỉ trói buộc vào cuộc sống chỉ có một tầng quan hệ thì “hạt nhân gia đình” như vậy chính là thứ có thể giết chết tình yêu.
Sau khi ly hôn, tôi tìm cách tạo ra một ngôi nhà rộng mở và vui vầy cho con cái. Tôi thường xuyên nấu ăn và tổ chức các buổi họp mặt cho gia đình, bạn bè. Không còn bị ràng buộc, tôi có thể tự tìm đến nhiều mối quan hệ mới, mở rộng mạng lưới bạn bè, từ trong công việc và ngoài xã hội. Nhờ vậy, tôi lại tìm thấy cảm giác hạnh phúc mà mình thiếu vắng bấy lâu.
Trước kia, tôi luôn cho rằng mình có một lỗ hổng trong cuộc sống mà chỉ có tình yêu đôi lứa mới lấp đầy; thiếu điều đó, tôi sẽ không thể hoàn thiện bản thân và không được hạnh phúc. Đến với hôn nhân vội vàng, tôi đã tìm cách thỏa mãn một nhu cầu tình cảm mà hóa ra mình không hề thiếu thốn. Bởi cái lỗ hổng “tình yêu” kia không chỉ được lấp đầy từ tình cảm đôi lứa, không chỉ đến từ hạnh phúc gia đình.
Tình yêu tồn tại phong phú xung quanh chúng ta, với nhiều hình thái khác nhau mà tôi đã vô tình bỏ qua. Sự thật là tôi đã sai lầm khi tìm kiếm một ai đó để yêu, trong khi cái tôi cần là những ai có thể yêu quý mì nh. Với cách suy nghĩ mới mẻ đó, tôi bước vào một cuộc thám hiểm thế giới quanh mình, tìm được bao nhiêu tình cảm yêu thương từ những mối quan hệ khác, từ những cuộc gặp gỡ mới, cả từ những cử chỉ nhỏ nhặt nhất hay những dịp giao lưu tình cờ, chóng vánh nhất và chúng đều mang lại niềm hạnh phúc mà tôi khao khát.
Rất đáng sợ để có thể thú nhận rằng tôi đã thất bại trong hôn nhân. Nhưng, được trang bị một cách nhìn nhận mới về tình yêu, tôi đã có thể bù đắp cho nhu cầu của mình từ những tình cảm ngoài hôn nhân. Nó cho phép tôi sống tốt hơn, chân thật hơn với con cái của mình, để rồi một ngày nào đó, chúng cũng sẽ có thể bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc của riêng chúng. Tôi cũng không phải từ bỏ hoàn toàn ý định tìm kiếm hạnh phúc từ tình yêu đôi lứa. Một ngày nào đó, trong cuộc hành trình của mình, tôi sẽ tìm được một người bạn đời hợp hơn. Và tôi sẽ không thể nào làm được những điều đó nếu không có dũng khí đối mặt với sự thật.
Tình yêu nằm trong chính trái tim bạn Cuộc sống luôn rộng mở với nhiều cơ hội để con người tìm được tình yêu và hạnh phúc. Bạn không thể cưỡng cầu điều mà trái tim mình không đón nhận. Ngay cả khi bạn viên mãn trong hôn nhân thì chính niềm vui, sự gắn kết với nhiều mối quan hệ từ người thân, bạn bè, xã hội là chất xúc tác mạnh mẽ để tình yêu trong hôn nhân thêm bền vững và thăng hoa. Hạnh phúc đôi khi là những điều giản dị bạn tìm được quanh mình: nụ cười của mẹ già, một người bạn thân, nụ hoa bên đường, tụ tập bạn bè hay đơn giản là bạn vừa biết được một ca khúc trữ tình… Cách đây hai năm, chúng tôi tiếp nhận tư vấn một ca bị khủng hoảng sau ly hôn. Chị vốn là người “an phận thủ thường”, luôn xem trọng gia đình và vai trò của người vợ, người mẹ. Chị tự hào là mình đã làm tốt trách nhiệm của người phụ nữ khi nuôi dạy hai con trai trưởng thành, ngoan ngoãn; chăm sóc gia đình chồng chu đáo để anh yên tâm phát triển sự nghiệp. Thế nhưng, đáp lại tấm lòng tận tụy của chị, người chồng - hiện là tổng giám đốc một công ty - đã lạnh lùng đưa ra lá đơn ly hôn, yêu cầu chị ký để anh ta chính thức cưới cô thư ký trẻ đẹp, đang mang thai đứa con của mình. Suy sụp, khủng hoảng khi đột ngột bị tước đi tình yêu mà gần 20 năm chị tôn thờ - tình yêu gia đình, người phụ nữ ấy đã hơn một lần tìm đến cái chết. Các con của chị đã tìm đến chúng tôi để được tư vấn. Chúng tôi giúp chị hiểu ra rằng, ngoài gia đình, nếu cởi mở, hướng đến con người và cuộc sống xung quanh, chị sẽ nhận thấy còn rất nhiều điều để ta yêu thương và được yêu thương. Hiện nay, chị ấy đã tìm lại sự cân bằng, thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện, đi du lịch và sống lành mạnh, vui tươi. Chính vì vậy, hãy để tâm hồn mình đón nhận những điều kỳ diệu của cuộc sống, bởi hạnh phúc là điều bạn cảm nhận và giữ lấy. Tình yêu nằm trong chính trái tim bạn. Chuyên gia tâm lý Đinh Tâm Như |
Tác giả bài viết: Minh Lâm (ghi theo lời kể của chị Trần Thanh Quyên, Bình Dương)