Nhiều nơi, như đã thành thông lệ, cứ đến hè là các ban giám hiệu (BGH) nhà trường lại dự trù kinh phí và làm đơn đề nghị xin kinh phí để sửa chữa hè. Có những cái hư hao như bàn ghế, máy móc thì sửa đã đành nhưng có những trường năm nào cũng thấy sơn sửa bên ngoài những bức tường của các phòng học liệu đã cần thiết chưa và thực ra nó không có tác dụng nhiều. Từ đó, nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra.
Tuần trước, chúng tôi tham gia đợt tập huấn tại một trường lớn của thành phố nơi tôi công tác.
Trong giờ nghỉ lao, mấy thầy cô chúng tôi ngồi uống nước trong căng tin của nhà trường thấy các thợ sơn đang xới những lớp sơn trên tường lớp học mà ai cũng thấy xót xa. Những lớp sơn còn rất mới, chưa hề bị bong tróc hay loang ố, rêu mốc gì nhưng nó bị xới đi để được sơn bằng một lớp sơn khác. Nhiều thầy cô đã nói rằng, nếu như ở nhà mình thì lớp sơn này nhiều năm sau cũng không cần phải tu sửa làm gì bởi nó còn rất đẹp, nhất là khí hậu miền nam không ẩm thấp, không gây rêu mốc như ở miền trung hay miền bắc. Không hiểu sao mà nhà trường lại đem phá để làm lại. Trong khi giá sơn và giá nhân công cho mỗi mét vuông tường không hề rẻ chút nào. Làm lại cả dãy phòng học, thậm chí là cả trường thì số tiền không hề nhỏ.
Nếu để ý, mỗi khi đi qua các trường học vào dịp hè, chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh người thợ hồ đang sơn hoặc quét vôi, ve lại cho những phòng học. Các trường ở thành phố thì phần lớn dùng sơn, còn các trường học ở nông thôn, các trường nhỏ thì phần lớn quét vôi, ve. Việc làm này cũng cần thiết để tăng tính thẩm mĩ cho nhà trường. Nhưng, năm nào cũng sơn, quét như vậy có phải là một việc làm lãng phí?
Hiện nay, ở một số các đơn vị trường học thấy lãng phí rất nhiều tài sản chung. Nhất là khi thay đổi BGH. Hình như mỗi khi thay đổi BGH là họ lại muốn thay đổi một diện mạo mới. BGH trước vừa làm xong cột cờ, khuôn viên hàng hào, chậu hoa, đến năm sau BGH mới về lại thấy đập phá, xây dựng mới. Nhiều cây xanh đang mơn mởn phát triển lại thấy phá trồng mới. Căng tin trường học cũng được đập đi làm lại rất nhiều lần.
Chưa kể bây giờ nhiều nơi lợi dụng chính sách xã hội hóa giáo dục mà vận động phụ huynh quá nhiều. Chỉ chuyện dạy công nghệ thông tin cũng thấy thay đổi xoành xoạch. Nhiều máy chiếu đang sử dụng tốt, sang năm lại thấy đổi máy mới, màn hình mới. Những cái cũ đang sử dụng được… bỗng dưng thành hàng thanh lí!
Tôi có một người bạn cũng đang công tác trong ngành giáo dục kể rằng: Đơn vị anh chỉ riêng cái thư viện cũng tốn bộn tiền. Đời hiệu trưởng cũ sắm một loạt ghế nhựa mới cho bạn đọc, đời Hiệu trưởng sau về thay bằng ghế iox lót nệm và thay hàng loạt kệ sách bằng gỗ sang nhôm. Đùng một cái thư viện muốn xây dựng lên thư viện chuẩn quốc gia thế là lại thay hàng loạt bàn ghế, kệ sách mới. Trong khi sách báo vẫn là những sách cũ mèm không có giá trị phục vụ bàn đọc. Những sách báo cho học sinh thì hạn chế thì việc sắm thêm bàn ghế và kệ sách làm gì trong khi cái cần nhất là đầu tư cho các đầu sách báo lại bị xem nhẹ.
Chuyện lãng phí của công chúng ta đã thấy nói nhiều, nói mãi. Đất nước còn khó khăn, đòi hỏi các đơn vị công lập cần tiết kiệm, tránh những lãng phí không cần thiết. Điều này, đòi hỏi ở sự gương mẫu của mỗi cán bộ, công viên chức nhà nước, nhất là sự gương mẫu của người đứng đầu đơn vị.
Tuần trước, chúng tôi tham gia đợt tập huấn tại một trường lớn của thành phố nơi tôi công tác.
Trong giờ nghỉ lao, mấy thầy cô chúng tôi ngồi uống nước trong căng tin của nhà trường thấy các thợ sơn đang xới những lớp sơn trên tường lớp học mà ai cũng thấy xót xa. Những lớp sơn còn rất mới, chưa hề bị bong tróc hay loang ố, rêu mốc gì nhưng nó bị xới đi để được sơn bằng một lớp sơn khác. Nhiều thầy cô đã nói rằng, nếu như ở nhà mình thì lớp sơn này nhiều năm sau cũng không cần phải tu sửa làm gì bởi nó còn rất đẹp, nhất là khí hậu miền nam không ẩm thấp, không gây rêu mốc như ở miền trung hay miền bắc. Không hiểu sao mà nhà trường lại đem phá để làm lại. Trong khi giá sơn và giá nhân công cho mỗi mét vuông tường không hề rẻ chút nào. Làm lại cả dãy phòng học, thậm chí là cả trường thì số tiền không hề nhỏ.
Nếu để ý, mỗi khi đi qua các trường học vào dịp hè, chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh người thợ hồ đang sơn hoặc quét vôi, ve lại cho những phòng học. Các trường ở thành phố thì phần lớn dùng sơn, còn các trường học ở nông thôn, các trường nhỏ thì phần lớn quét vôi, ve. Việc làm này cũng cần thiết để tăng tính thẩm mĩ cho nhà trường. Nhưng, năm nào cũng sơn, quét như vậy có phải là một việc làm lãng phí?
Hiện nay, ở một số các đơn vị trường học thấy lãng phí rất nhiều tài sản chung. Nhất là khi thay đổi BGH. Hình như mỗi khi thay đổi BGH là họ lại muốn thay đổi một diện mạo mới. BGH trước vừa làm xong cột cờ, khuôn viên hàng hào, chậu hoa, đến năm sau BGH mới về lại thấy đập phá, xây dựng mới. Nhiều cây xanh đang mơn mởn phát triển lại thấy phá trồng mới. Căng tin trường học cũng được đập đi làm lại rất nhiều lần.
Chưa kể bây giờ nhiều nơi lợi dụng chính sách xã hội hóa giáo dục mà vận động phụ huynh quá nhiều. Chỉ chuyện dạy công nghệ thông tin cũng thấy thay đổi xoành xoạch. Nhiều máy chiếu đang sử dụng tốt, sang năm lại thấy đổi máy mới, màn hình mới. Những cái cũ đang sử dụng được… bỗng dưng thành hàng thanh lí!
Tôi có một người bạn cũng đang công tác trong ngành giáo dục kể rằng: Đơn vị anh chỉ riêng cái thư viện cũng tốn bộn tiền. Đời hiệu trưởng cũ sắm một loạt ghế nhựa mới cho bạn đọc, đời Hiệu trưởng sau về thay bằng ghế iox lót nệm và thay hàng loạt kệ sách bằng gỗ sang nhôm. Đùng một cái thư viện muốn xây dựng lên thư viện chuẩn quốc gia thế là lại thay hàng loạt bàn ghế, kệ sách mới. Trong khi sách báo vẫn là những sách cũ mèm không có giá trị phục vụ bàn đọc. Những sách báo cho học sinh thì hạn chế thì việc sắm thêm bàn ghế và kệ sách làm gì trong khi cái cần nhất là đầu tư cho các đầu sách báo lại bị xem nhẹ.
Chuyện lãng phí của công chúng ta đã thấy nói nhiều, nói mãi. Đất nước còn khó khăn, đòi hỏi các đơn vị công lập cần tiết kiệm, tránh những lãng phí không cần thiết. Điều này, đòi hỏi ở sự gương mẫu của mỗi cán bộ, công viên chức nhà nước, nhất là sự gương mẫu của người đứng đầu đơn vị.
Tác giả bài viết: Nguyễn Cao (Giáo viên THCS tại An Giang)