![]() |
1. "Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm". Tướng Navarre và Bộ chỉ huy Pháp tin rằng Điện Biên Phủ là "cái bẫy sắt", nơi Việt Minh sẽ bị tiêu diệt. Nhưng chính nơi đây lại trở thành mồ chôn của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương. |
![]() |
2. Người Pháp tự đưa mình vào bẫy. Quân Pháp chọn lòng chảo Điện Biên để lập cứ điểm vì cho rằng địa thế nơi đây khó tiếp cận và dễ phòng thủ. Nhưng chính điều này khiến họ bị bao vây từ trên cao, khi Việt Minh kiểm soát các điểm cao xung quanh nã pháo vào lòng chảo như "giã cua". |
![]() |
3. Kỳ tích kéo pháo bằng tay qua núi. Hàng nghìn dân công hỏa tuyến và bộ đội Việt Minh đã kéo những khẩu pháo nặng hàng tấn, vác từng viên đạn pháo bằng tay qua địa hình núi rừng hiểm trở, điều mà người Pháp không thể ngờ tới. |
![]() |
4. Kéo pháo vào rồi lại kéo ra. Lúc đầu, lực lượng Việt Minh đã kéo pháo vào trận địa để chuẩn bị đánh nhanh. Nhưng sau đó Tướng Giáp thay đổi chiến lược sang đánh chắc, tiến chắc, các chiến sĩ phải kéo pháo ra để tổ chức lại thế trận. Quyết định "cân não" này đã đem lại thắng lợi. |
![]() |
5. Lần đầu Việt Minh bắn rơi máy bay quân sự Pháp. Sáng 14/3/1954, ngay trong lần đầu xuất trận, pháo cao xạ của Việt Minh đã bắn rơi tại chỗ máy bay của quân Pháp. Sau đó quân ta bắn rơi thêm nhiều máy bay Pháp, phá vỡ hoàn toàn cầu hàng không tiếp tế – yếu tố sống còn với cứ điểm. |
![]() |
6. 200 km hầm hào được đào bằng tay. Quân và dân Việt Nam đã đào hơn 200 km hầm hào xuyên lòng chảo, chỉ bằng cuốc xẻng và tay trần, bất chấp bom đạn và thời tiết khắc nghiệt. |
![]() |
7. Quân Pháp bị bắt làm tù binh đạt con số kỷ lục. Gần 12.000 quân nhân Pháp bị bắt, trong đó có hơn 100 sĩ quan và tướng tá - con số chưa từng có trong các trận đánh ở Đông Dương trước đó. |
![]() |
8. Tướng Giáp chưa từng học quân sự bài bản. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người không qua đào tạo chính quy về quân sự nhưng đã chỉ huy thành công trận đánh lừng lẫy này. |
![]() |
9. "Trận Stalingrad của phương Đông". Báo chí thế giới gọi trận Điện Biên Phủ là "trận Stalingrad của phương Đông", "cơn địa chấn đánh tan nền tảng chủ nghĩa thực dân cũ". Những tiêu để này thể hiện tầm vóc thế giới của sự kiện. |
![]() |
10. Chính quyền Mỹ rục rịch can thiệp sau Điện Biên Phủ. Ngay sau thất bại của người Pháp ở Điện Biên Phủ, Nhà Trắng đã đẩy mạnh chính sách can thiệp vào miền Nam Việt Nam - mở đầu cho vai trò của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam sau này. |
Tác giả: Quốc Lê
Nguồn tin: kienthuc.net.vn