Một số lợi ích không ngờ của đậu bắp đối với sức khỏe
Đậu bắp là loại rau quen thuộc với nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết hết tác dụng của loại quả này. Mặc dù lại quả đậu bắp tốt nhưng nhiều người không muốn ăn đậu bắp vì nhớt, nhưng đây lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ. Các chuyên gia cho biết, đậu bắp không chỉ là nguồn cung cấp canxi lý tưởng mà còn ổn định lượng đường trong máu và giảm cholesterol.
Theo y học cổ truyền, đậu bắp có vị ngọt, tính mát, không độc, có công dụng hỗ trợ chữa chứng tiêu khát, bệnh trĩ, táo bón, viêm họng, viêm đường tiết niệu. Ngoài quả, cành non, thân, lá và rễ của đậu bắp cũng có thể dùng làm thuốc.
Thân, lá và rễ của đậu bắp đều là nguyên liệu tốt cho sức khỏe.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại thường hay chọn đậu bắp làm loại rau xuất hiện trong các bữa cơm hằng ngày của gia đình mình. Bởi, đậu bắp vừa rẻ lại giàu dinh dưỡng, được ví như "nhân sâm của người nghèo".
- Giàu dinh dưỡng: Trong mỗi 100g đậu bắp có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như: natri 7mg, kali 299 mg, chất xơ 3.2g, protein 1.9g, sắt, vitamin C, vitamin B6, magie 57mg và các khoáng chất. Hàm lượng kali trong đậu bắp (499mg/100g đậu bắp) cao hơn 3 lần dưa chuột (146mg/100g dưa chuột), giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Loại rau này có lượng calo thấp, chỉ 33 calo và không chứa cholesterol hoặc chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể. Đậu bắp rất giàu chất xơ, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác, cũng như sắt, canxi, đường và các chất dinh dưỡng khác.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao và calo thấp, loại rau này phù hợp với mọi người, đặc biệt là đối với bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu, táo bón,...
Lợi cho tiêu hóa: Về tác dụng với sức khỏe, đậu bắp được dùng để điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy trong viêm đường ruột cấp tính và kích thích dạ dày, ruột. Quả đậu bắp chứa nhiều chất xơ và chất nhầy, tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp hỗ trợ tiêu hoá.
Bảo vệ gan: Các thành phần khác nhau của cây đậu bắp có tác dụng chống oxy hoá và bảo vệ gan. Ví dụ, thành phần có hoạt tính chống oxy hoá trong hạt là procycanidin B2, procyanidin B1 và rutin; trong hoa, quả, lá có polyphenol, flavonoid.
Bảo vệ mắt: Vitamin A trong đậu bắp giúp duy trì sức khỏe võng mạc và đạt được tác dụng bảo vệ mắt. Ăn đậu bắp cùng những thực phẩm chứa kẽm sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin A, từ đó tăng hiệu quả bảo vệ mắt.
Phòng ngừa ung thư: Chất chống oxy hóa là các hợp chất tự nhiên giúp cơ thể chống lại gốc tự do - phân tử gây hại cho tế bào. Các gốc tự do có thể gây ra sự mất cân bằng oxy hóa, cuối cùng dẫn đến ung thư.
Giảm cân: Loại quả này chứa nhiều chất xơ, có thể tăng cảm giác no và đạt được hiệu quả kiểm soát cân nặng tự nhiên.
Nhờ những đặc tính và công dungj, và rất rẻ, nên nó đc ví như "nhân sâm của người nghèo"
Cách chế biến đậu bắp hấp trứng
Nguyên liệu: Đậu bắp, trứng, dầu mè, nước tương nhạt.
Cách làm:
- Chọn đậu bắp tươi, non. Nói chung, không nên chọn những quả quá to hoặc quá dài, quá cứng.
- Đậu bắp rửa sạch và cắt thành từng miếng mỏng.
- Đổ nước trứng vào tô.
- Thêm một lượng nước ấm thích hợp vào chất lỏng trứng, tỷ lệ 1:1,5, trộn đều, sau đó lọc nước trứng cho sánh mịn. Cho nước trứng vào đĩa mỏng, hấp trong 4 phút và bề mặt trắng sẽ đông lại.
- Sau đó đặt những lát đậu bắp thái lát lên trên món trứng đã hấp. Tiếp tục hấp trong 3 phút thì tắt bếp và đun nhỏ lửa trong 2 phút.
- Sau khi chế chín, rưới một ít nước tương và dầu mè lên và thưởng thức khi còn nóng.