Ăn 1 nắm lá này như “vị cứu tinh” sức khỏe, mọc um tùm bờ rào

Cao Hiếu
Ở nước ta có một loại rau lá đầy lông là “vị cứu tinh” cho nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt nhiều nơi mọc um tùm như cỏ, chợ bán giá rẻ bèo.
an-1-nam-la-nay-nhu-vi-cuu-tinh-suc-khoe-moc-um-tum-bo-rao-1719306828.png

Những lợi ích khi ăn lá mơ thường xuyên

Lá mơ lông, còn được gọi lá mơ tam thể hay lá mơ lông mèo, là loại rau gia vị quen thuộc. Trước đây còn ví như rau "cứu đói". Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có tính mát, vị đắng, mùi hôi, rất tốt trong việc giải độc tiêu thũng, sát khuẩn, lá mơ lông có thể dùng điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày.

an-1-nam-la-nay-nhu-vi-cuu-tinh-suc-khoe-moc-um-tum-bo-rao-9-1719306845.jpg


Lá mơ lông muôn vàn lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh: Các chất kháng khuẩn trong lá mơ lông cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Giảm viêm: Loại lá mơ lông chứa nhiều hợp chất chống viêm như flavonoid, polyphenol, giúp giảm viêm khớp, giảm sưng tấy, từ đó giảm đau nhức hiệu quả. Các Vitamin C và A dồi dào trong lá mơ lông giúp cũng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, góp phần cải thiện tình trạng bệnh lý.

- Trị đau nhức xương khớp: Lá mơ lông đồng thời cung cấp các khoáng chất thiết yếu như canxi, kali, magie, mangan,... cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn.Tuy nhiên, hiệu quả của lá mơ lông có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá mơ lông để điều trị đau nhức xương khớp, đặc biệt nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang dùng thuốc điều trị khác, thông tin trên VOV.

- Lá mơ lông giúp chữa các bệnh về tiêu hóa: Lá mơ lông chứa các enzym giúp tăng tiết dịch vị, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Do có tính kháng khuẩn và sát trùng cao, sử dụng lá mơ lông có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy, kiết lỵ.

Bên cạnh đó, các hoạt chất trong lá mơ lông có tác dụng kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Loại thảo mộc này còn có tác dụng làm giảm co thắt ruột, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.

- Hạ sốt: Ăn lá mơ lông có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt hiệu quả. Nước sắc từ lá mơ lông giúp hạ sốt nhanh chóng, đặc biệt tốt cho trẻ em. Trong khi đó, nghiên cứu chứng minh rằng lá mơ lông chứa nhiều hợp chất chống viêm, kháng khuẩn như flavonoid, polyphenol, giúp giảm viêm họng, ho, sổ mũi, các triệu chứng thường gặp của bệnh cảm lạnh.

- Trị cảm lạnh: Trong loại lá này co chứa nhiều Vitamin C và A dồi dào, lá mơ lông cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, từ đó giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi khi bị sốt, cảm lạnh.

- Chống viêm: Lá mơ lông chứa nhiều hợp chất chống viêm như flavonoid, polyphenol, giúp giảm đau nhức răng do sâu răng, viêm lợi, tấy nướu. Các chất kháng khuẩn trong lá mơ lông giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nước sắc từ lá mơ lông có tác dụng sát trùng, khử mùi hôi miệng hiệu quả.

- Rất tốt cho não bộ: Lá mơ lông chứa các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid và alkaloid, có khả năng bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Điều này có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa não và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh. Đặc biệt, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.

an-1-nam-la-nay-nhu-vi-cuu-tinh-suc-khoe-moc-um-tum-bo-rao-2-1719306868.png


Gợi ý món ngon bổ dưỡng thì lá mơ

1. Trứng rán lá mơ lông

- Trứng gà 2 quả, lá mơ lông vừa đủ, dầu ăn, gia vị.

- Lá mơ lông rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi để ráo.

- Đem thái nhỏ lá mơ lông, cho vào bát, thêm 2 quả trứng gà, thêm gia vị vừa đủ rồi trộn đều tay.

- Cho dầu ăn vào chảo nóng vừa, đun nhỏ lửa, cho hỗn hợp trứng gà vào chảo dàn đều, rán cả hai mặt cho đến khi chín, ăn nóng. Ăn đều đặn trong 5-7 ngày, ngày 2 lần sáng- chiều.

2. Sắc nước lá mơ lông

- Lá mơ lông 30g, bạch biển đậu 10g, mạch môn 15g, cam thảo 5g.

- Lá mơ lông rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, để ráo.

- Đổ 750ml nước vào nồi, sắc cùng các nguyên liệu trên cho đến khi còn 1/3 lượng nước thì tắt bếp, để nguội rồi chắt ra bát, uống ngày 2 lần sáng- chiều, uống trước bữa ăn 30 phút, trong 3 tuần liên tục.

3. Nước ép lá mơ lông

Lá mơ lông 40g, đem rửa sạch với nước, ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo. Đem lá mơ lông giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt, pha thêm với 400ml nước, chia 2 lần, uống trong ngày, từ 7-10 ngày.

4. Lá mơ lông hầm dạ dày lợn hỗ trợ trị viêm dạ dày

- Lá mơ lông, dạ dày lợn 50g.

- Lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo.

- Dạ dày lợn rửa sạch, thái từng miếng nhỏ.

- Cho dạ dày lợn vào nồi hầm mềm, nêm gia vị vừa ăn.

- Khi dạ dày mềm, cho lá mơ lông vào nồi tiếp tục nấu thêm 15 phút. Chắt nước ra bát để nguội, uống ngày 2 lần, trong 7-10 ngày.

- Còn dạ dày lợn và lá mơ lông dùng để ăn, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

an-1-nam-la-nay-nhu-vi-cuu-tinh-suc-khoe-moc-um-tum-bo-rao-3-1719306901.png


La mơ tuy vị khó ăn nhưng có thể chế biến thành nhiều món giàu dinh dưỡng.

Một số lưu ý "vàng" khi dùng lá mơ lông

- Bạn không dùng lá mơ lông cho các trường hợp dị ứng với lá mơ, nếu xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, sưng môi phải ngừng sử dụng, đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời, theo Sức khỏe & Đời sống.

- Nên sử dụng lá mơ rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, rửa sạch, ngâm nước muối trước khi sử dụng.

- Có thể sử dụng lá mơ lông phù hợp với các trường hợp viêm dạ dày nhẹ, mới chớm. Trường hợp mạn tính, đau nhiều cần được khám chuyên khoa kịp thời.