Sáng 13/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã họp đánh giá tình hình phòng chống cơn bão số 4.
Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thông tin, sáng sớm 13/9, sau khi đi vào đất liền Quảng Nam - Quảng Ngãi, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Cửa Tùng (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 10. Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Hội An (Quảng Nam), Lăng Cô (Huế) có gió giật mạnh cấp 8-9…
Lúc 6h sáng nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền Quảng Nam-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
Về tình hình thiệt hại do cơn bão số 4, ông Nguyễn Đức Quang – Phó chánh văn phòng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết: “Thống kê đến lúc 6h sáng 13/9, tại Quảng Ngãi có 3 tàu bị sóng đánh chìm và mắc cạn, 9 lao động trên tàu đã được lực lượng cứu hộ đưa vào bờ an toàn”.
Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thông tin, sáng sớm 13/9, sau khi đi vào đất liền Quảng Nam - Quảng Ngãi, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Cửa Tùng (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 10. Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Hội An (Quảng Nam), Lăng Cô (Huế) có gió giật mạnh cấp 8-9…
Lúc 6h sáng nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền Quảng Nam-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
Về tình hình thiệt hại do cơn bão số 4, ông Nguyễn Đức Quang – Phó chánh văn phòng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết: “Thống kê đến lúc 6h sáng 13/9, tại Quảng Ngãi có 3 tàu bị sóng đánh chìm và mắc cạn, 9 lao động trên tàu đã được lực lượng cứu hộ đưa vào bờ an toàn”.
Tàu cá bị đánh chìm ở Quảng Ngãi. Ảnh: Minh Hoàng
Bên cạnh đó, ở Quảng Bình có 1 thuyền viên là Phạm Thành Ngân (ở Quảng Châu, huyện Quảng Trạch) đã mất tích tối ngày 11/9 khi đi trú bão. Ở cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) có tàu chở cát đã bị chìm, 3 lao động bị rơi xuống biển, sau đó đã được lực lượng cứu hộ cứu hộ thành công.
Cơ quan khí tượng thông tin, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ngày và đêm 13/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 50-100 mm. Khu vực bắc Tây Nguyên sáng nay có mưa to, lượng mưa phổ biến 50 mm.
Hiện, mực nước trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên đang lên và tiếp tục lên trong chiều tối ngày 13/ 9. Các khu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, sông Vệ, sông ở Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc Tây Nguyên ở mức báo động 1 và trên báo động 1.
Ngoài ra, lực lượng chức năng cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, ven sông các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên.
Ông Tăng Quốc Chính – Chánh văn phòng Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho rằng, các đại phương cần theo dõi sát diễn biến mưa lũ để chủ động phương án ứng phó đảm bảo an toàn cho người dân. Đặc biệt, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, khu vực ven sông suối có nguy cơ xảy ra ngập úng tránh tình trạng chủ quan.
Do ảnh hưởng bão số 4, mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao tràn về trên các dòng sông ở Quảng Ngãi. Minh Hoàng.
Theo Văn phòng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho hay, lúc 2h sáng 13/9, ông Nguyễn Hùng (42 tuổi, ngụ thôn Mỹ Huệ, xã Bình Dương) ra hồ tôm đã bị bão số 4 hất văng cuốn vào máy sục khí tử vong tại chỗ.
Bão số 4 gây mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao tràn về trên sông Trà Bồng cuốn trôi cầu gỗ dài hơn 200 m bắc qua sông nối từ thôn Mỹ Huệ sang thôn Đồng Min, xã Bình Dương gây khó khăn đi lại cho hàng trăm hộ dân nơi đây.
Trước đó, tối 12/9, trong lúc ông Nguyễn Tấn Đạt (ngụ xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) chạy tàu về bờ tránh bão đã bị sóng lớn nhấn chìm ở khu vực cảng Sa Kỳ - cách bờ khoảng 400 m. Bốn ngư dân trên tàu ông Đạt may mắn bơi vào bờ thoát chết.
Khoảng 13h chiều 12/9, ông Nguyễn Ca và Phạm Văn Hùng (đều ngụ xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) đưa hai tàu cá về bờ trú tránh bão đến gần khu vực cửa Đại thì mắc cạn, sau đó sóng lớn nhấn chìm. Rất may ngư dân đi trên hai tàu cá này được bà con địa phương chạy ghe máy ra cứu vớt kịp thời, đưa về bờ an toàn.
Trước tình hình này, UBND TP Quảng Ngãi huy động hàng trăm người dân, bộ đội, công an, dân quân tự vệ dùng dây thừng kéo hai tàu cá vào bờ nhưng do sóng lớn đã lần lượt đánh vỡ phá hỏng tàu. Ước tính thiệt hại của ba tàu cá chìm khoảng 2 tỷ đồng.
Quảng Ngãi vẫn lệnh cấm biển hết ngày 13/9, tuyến vận tải Sa Kỳ đi huyện đảo Lý Sơn và ngược lại vẫn chưa hoạt động trở lại. Toàn bộ du khách ở huyện Lý Sơn đã được đưa hết vào đất liền từ chiều 12/9 nên không có tình trạng khách du lịch mắc kẹt ở đảo. |
Tác giả bài viết: Thắng Quang - Minh Hoàng - Đoàn Nguyên
Nguồn tin: