Bơ có ảnh hưởng đến mức độ lão hóa của não không?

Cao Hiếu
Bơ, giàu chất béo không bão hòa, mang lại lợi ích giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và tình trạng thoái hóa thần kinh.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tác dụng của trái bơ trong việc cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và tình trạng thoái hóa thần kinh.

Thành phần dinh dưỡng của bơ (cỡ vừa)

bo-1711616061.PNG


Bên cạnh các chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng này, bơ còn chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm carotenoid và chất xơ, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng.

Các phân tích về dữ liệu chế độ ăn uống ở cả Úc và Hoa Kỳ cho thấy người thêm bơ vào chế độ ăn chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo thấp hơn so với những người không sử dụng.

Tuy nhiên, bơ không nên được coi là thực phẩm ít calo như các loại trái cây và rau quả khác. Hàm lượng chất béo lành mạnh độc đáo khiến bơ trở thành nguồn giàu năng lượng. Do đó, nếu bạn đang theo chế độ ăn kiêng hạn chế calo, bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn của mình khi thêm bơ vào chế độ ăn.

bo2-1711616076.jpg


Chúng ta có thể ăn bơ mỗi ngày không?

Hầu hết mọi người ăn bơ hàng ngày như một phần của chế độ ăn uống cân bằng là an toàn. Tuy nhiên, nhu cầu ăn và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân là khác nhau, vì vậy nên xem xét lượng calo tổng thể và tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp nhất với bản thân.

Thay thế axit béo bão hòa bằng axit béo không bão hòa đơn (MUFA) và axit béo không bão hòa là một chiến lược được khuyến nghị để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, do tác động tích cực của chúng đối với cấu trúc lipid và góp phần quản lý cân nặng hiệu quả.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn có thể bảo vệ chống lại sự tích tụ mỡ bụng và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Theo dữ liệu từ một nhóm dân số đáng kể gồm 6.159 người Mỹ trưởng thành có nguồn gốc Tây Ban Nha, các cá nhân được phân loại là người tiêu dùng bơ (983) hoặc người không tiêu dùng (5.176). Trên toàn bộ dân số, việc tiêu thụ bơ ở mức cơ bản có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Những phát hiện từ một nghiên cứu liên quan đến 26 người trưởng thành, thừa cân, khỏe mạnh chỉ ra rằng tiêu thụ một nửa quả bơ trong bữa trưa làm giảm đáng kể cảm giác đói và ham muốn ăn, đồng thời tăng cảm giác no khi so sánh với bữa ăn đối chứng.

Ngoài cân nặng và sức khỏe tim mạch, một số nghiên cứu đề xuất rằng axit béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm thiểu sự tích tụ và viêm nhiễm mỡ ở gan, mang lại lợi ích tiềm năng cho những người có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Bơ có giàu omega-3 không ?

Hàm lượng chất béo của bơ bao gồm 71% axit béo không bão hòa đơn (MUFA), 13% axit béo không bão hòa đa (PUFA) và 16% axit béo bão hòa (SFA). Thành phần này góp phần thúc đẩy cấu hình lipid máu khỏe mạnh và tăng cường khả dụng sinh học của các vitamin tan trong chất béo và chất phytochemical.

Vì omega-3 là một phân nhóm cụ thể của axit béo không bão hòa đa và bơ chứa tỷ lệ axit béo không bão hòa đa thấp nên không thể nói bơ là nguồn cung cấp omega-3.

Bơ có ảnh hưởng đến mưc độ lão hóa của não không?
Bơ giúp giảm tốc dộ lão hóa não là do hàm lượng axit béo không bão hòa có trong loại thực phẩm này. Axit béo không bão hòa (MUFA và PUFA) mà bơ cung cấp đã được chứng minh là làm chậm sự suy giảm nhận thức ở người.

Các chất phytochemical có trong quả bơ, đặc biệt là chất chống oxy hóa, cung cấp một phương pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ chống lại tổn thương thần kinh. Những chất phytochemical này có khả năng ngăn ngừa hoặc làm chậm sự khởi phát của các bệnh thoái hóa thần kinh.