Khô họng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng.
Để hạn chế tình trạng họng bị khô, có thể thực hiện một số phương pháp sau:
- Hạn chế sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khoang miệng bị khô.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
- Hạn chế thở bằng miệng khi ngủ.
- Có thể dùng các loại trà thảo dược, trà mật ong có tác dụng giữ ấm và sát khuẩn giúp cải thiện tình trạng họng bị khô.
- Tránh nói to hoặc nói quá nhiều liên tục trong một khỏng thời gian dài.
- Giữ ấm cho phần cổ họng khi ra bên ngoài trời lạnh.
- Đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn gây viêm nhiễm họng và gia tăng tình trạng bị khô.
Bên cạnh đó, có thể dùng mật ong để trị khô môi. Mật ong có tác dụng trị môi khô cực tốt và tạo được độ ẩm sâu cho đôi môi. Thoa một lượng mật ong vừa đủ lên môi từ 2-3 lần/ngày sẽ có đôi môi luôn tươi tắn.
Ngoài ra, dầu dừa là một trong những liệu pháp tự nhiên giúp "tạm biệt" đôi môi khô nứt nẻ trong mùa lạnh. Dầu dừa có tác dụng như một loại son dưỡng môi tự nhiên. Các axit béo trong dầu dừa giúp giữ ẩm và làm mềm môi. Sử dụng 3 lần/ngày để giữ độ ẩm cho môi.
Để không bị khô môi trong mùa lạnh, cần tránh liếm môi. Việc liếm môi làm môi tiếp xúc nhiều lần với nước sẽ mất đi lớp ẩm trên môi, khiến chúng càng trở nên khô hơn. Bên cạnh đó, hạn chế dùng son màu có lượng chì cao, gia tăng tình trạng khô môi. Nên chọn son dưỡng có thành phần tự nhiên và tăng cường ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi... sẽ giúp hạn chế môi bị khô.
Tác giả bài viết: Mai Thùy
Nguồn tin: