Trong đó, khám phá 16/17 vụ phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, bắt 21 đối tượng, đạt tỷ lệ trên 94%. Một số loại tội phạm trên địa bàn giảm như: giết người, cưỡng đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...
Các đơn vị nghiệp vụ đấu tranh triệt phá 1 nhóm tội phạm, bắt 3 đối tượng; khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ thăm hỏi người dân đến làm CCCD. |
Liên quan đến vi phạm về kinh tế, Công an thành phố phát hiện 69 vụ (giảm 21 vụ so cùng kỳ năm 2022), khởi tố 16 vụ, 18 bị can; xử phạt vi phạm hành chính 42 vụ với tổng số tiền 1 tỷ đồng, các vụ việc còn lại đang tiếp tục xử lý. Về tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đấu tranh 2 chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng; khởi tố, điều tra 20 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng với số tiền chiếm đoạt 1,3 tỷ đồng; 2 vụ sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với số tiền 1,6 tỷ đồng; triệt xóa 15 điểm đánh bạc qua hình thức sử dụng mạng xã hội, bắt xử lý 144 đối tượng.
Đặc biệt, qua công tác trao đổi thông tin với Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Hồ Chí Minh và Cục CSHS, chiều 2/3, Phòng CSHS phối hợp Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (gọi tắt là Phòng An ninh mạng) Công an TP Cần Thơ mời làm việc đối tượng Trần Quỳnh Như (SN 1997, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) có hành vi đòi nợ thuê qua app, cắt ghép hình ảnh, chửi bới người khác... Khai thác nhanh Như cùng tài liệu trinh sát thu được, ngày 3/3, Phòng CSHS phối hợp cùng Phòng An ninh mạng Công an TP Cần Thơ, Công an quận Cái Cái Răng đã tiến hành kiểm tra nhà số K22 đường số 3, KDC Nông Thổ Sản, phường Phú Thứ, phát hiện 10 đối tượng đang thực hiện các hành vi đòi nợ cho Công ty Bamboo; đòi nợ app vay tiền trên mạng do người Trung Quốc điều hành.
Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) khen thưởng đột xuất Công an huyện vì có thành tích trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. |
Công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm được tăng cường; phát hiện 48 vụ (giảm 3 vụ so với cùng kỳ năm 2022), xử phạt vi phạm hành chính 38 vụ...
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an TP Cần Thơ thực hiện tốt và hoàn thành theo kế hoạch Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn. Triển khai thực hiện các giải pháp làm sạch dữ liệu thông tin dân cư trong hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Đến 20h ngày 31/5, Công an TP Cần Thơ đã hoàn thành chỉ tiêu cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip trước thời hạn Bộ Công an giao, chính thức về đích trong thực hiện cấp CCCD gắn chíp cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn.
Công an TP Cần Thơ kiểm tra hành chính các điểm giao dịch của Công ty F88 trên địa bàn. |
Có được kết quả này, Ban Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp xuống cơ sở, nhất là các vùng sâu, vùng xa để hướng dẫn và động viên CBCS; thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp; duy trì việc bổ sung, cập nhật thông tin dân cư bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, phục vụ hiệu quả việc cấp CCCD gắn chip cho người dân trên địa bàn, với quyết tâm về đích sớm so với chỉ tiêu Bộ Công an đề ra.
Phòng Cảnh sát đường thủy Công an TP Cần Thơ ra quân bảo đảm TTATGT trên đường thủy nội địa. |
Bên cạnh đó, Công an TP Cần Thơ thành lập các Tổ cấp CCCD lưu động phối hợp với Công an các quận, huyện, xã, phường, thị trấn “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp”, kết hợp với việc sử dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook) để thông báo cho người dân biết thời gian, địa điểm, thủ tục cấp CCCD gắn chip lưu động…
Sau khi hoàn thành việc cấp CCCD, Công an TP Cần Thơ tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham mưu với cấp ủy, chính quyền duy trì thường xuyên việc cấp CCCD gắn chip gắn với cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn; đẩy mạnh công tác cập nhật, bổ sung, làm sạch, bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”; làm tốt vai trò thường trực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.
Tác giả: Văn Đức
Nguồn tin: Báo Công an Nhân dân