Câu truyện về chuyến hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh ấy không chỉ in sâu vào tuổi thơ của chúng ta mỗi độ vào hè mà còn là mảnh ghép, thậm chí thay đổi cuộc đời của rất nhiều diễn viên. Dàn thần tiên, yêu quái năm ấy hiện giờ đều hằn dấu vết của thời gian, có người gắn bó cả đời với vai diễn, có người thành góa phụ, thậm chí có những người không thể cầm chân Diêm Vương mà rời bỏ nhân gian này. Sau cùng, trải qua 30 năm với bao thăng trầm đổi thay của thời gian, thứ họ để lại chính là huyền thoại trong lòng chúng ta.
1. Lục Tiểu Linh Đồng - Tôn Ngộ Không
Lục Tiểu Linh Đồng tên thật là Chương Kim Lai, sinh năm 1959, tính đến nay ông đã 57 tuổi. Sinh ra trong một gia đình có tới 4 đời cha truyền con nối đóng thành công vai Tôn Ngộ Không. Hiện nay Lục Tiểu Linh Đồng đang sống cùng với vợ là "Hoàng Hậu Thiên Trúc" – Vu Hồng và con cái.
Năm 1986, ông tham gia bộ phim truyền hình Tây Du Ký như điều hiển nhiên, vai diễn sinh ra dành cho ông và Lục Tiểu Linh Đồng đã vang danh toàn châu Á nhờ đó. Ngộ Không đã đem cho ông vô số giải thưởng danh giá về phim ảnh và nhận về sự mến mộ, trở thành huyền thoại và là "anh hùng" của vô số trẻ em. Có thể nói vai diễn Tôn Ngộ Không đã ăn sâu vào cuộc đời của người nghệ sĩ, ông xuất bản vài bộ sách liên quan tới Tây Du Ký như "Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du". Với những câu chuyện hậu trường thú vị, những tình tiết chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh, bộ sách khiến khán giả có cách nhìn khác về tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Lục Tiểu Linh Đồng xứng đáng là Mỹ Hầu Vương, là Tề Thiên Đại Thánh của toàn thế hệ chúng ta. Hình ảnh ông mặc bộ đồ vàng của tăng nhân, đội vòng kim cô, toàn thân lông lá cầm gậy Như Ý múa 72 phép thần thông biến là một trong những ký ức tuổi thơ đẹp nhất.

Mã Đức Hoa sinh năm 1945, tới nay ông đã 70 tuổi, là một diễn viên kịch nói có nhiều cống hiến, cũng là diễn viên cấp một quốc gia. Vai diễn truyền hình đầu tay của ông là Trư Bát Giới, cũng là vai diễn đạt nhiều thành tựu nhất của ông. Mã Đức Hoa đã thành công trong việc khắc họa một Trư Bát Giới tham ăn, háo sắc, lười làm, nhưng cũng nghĩa khí. Không thể phủ nhận Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa là Trư Bát Giới kinh điển nhất trong lịch sử phim ảnh Hoa Ngữ, trọng thầy trọng bạn. Cùng với Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật được trẻ em yêu thích nhất.

Ông sinh ra trong một gia đình người Hồi. Từ bé ông đã có niềm đam mê với võ thuật và nghiệp diễn. Nhưng cha mẹ một lòng mong muốn Mã Đức Hoa học hành đèn sách. Vốn chẳng hứng thú với việc học hành, năm 14 tuổi Mã Đức Hoa đăng ký vào Học viện Kinh Kịch Trung Quốc với sự giúp đỡ của thầy giáo. Và Trung Quốc đã có một diễn viên kinh kịch kinh điển như thế.
3. Trì Trọng Thụy - Đường Tăng
Sinh ra tại Bắc Kinh vào năm 1952, Trì Trọng Thụy đã có niềm đam mê diễn xuất từ rất sớm và thi đỗ vào học viện Hí Kịch Thượng Hải. Tham gia vào rất nhiều tác phẩm nhưng vai diễn Đường Tăng là vai diễn để đời nhất của nam diễn viên. Ông có ngoại tình tuấn tú, diễn xuất phong phú và được sự ủng hộ từ gia đình, cùng với niềm tin Phật từ tổ tiên gia truyền nên Trì Trọng Thụy diễn vai Đường Tăng rất xuất thuần, để lại ấn tượng sâu sắc với người xem. Hiện nay, Trì Trọng Thụy đã từ bỏ con đường diễn xuất để trở thành thương nhân.


Một diễn viên khác đóng vai Đường Tăng bên cạnh Trì Trọng Thoại, chính Từ Thiếu Hoa.
Từ Thiếu Hoa sinh năm 1958 tại Sơn Đông, với tính cách hoạt bát và niềm đam mê nghệ thuật khiến Từ Thiếu Hoaa gắn bó với nghiệp diễn gần như cả đời ông. Khuôn mặt từ bi nhưng đầy phần quyết tâm thỉnh kinh, vẻ ngoài điển trai khiến bao tiên nữ đến yêu quái đều say mê, không thể phủ nhận vai diễn Đường Tăng như "đo ni đóng giày" cho Từ Thiếu Hoa. Ngoài cuộc sống, ông cũng là một người thành công và có nhiều đóng góp cho nghệ thuật. Ông là diễn viên cấp một quốc gia, từng đảm nghiệm chức vụ phó viện trưởng viện kịch nói tỉnh Sơn Đông, phó chủ tịch hiệp hội kịch nói tỉnh Sơn Đông,… nhưng hiện nay ông đã nghỉ hưu. Từ Thiếu Hoa cũng nổi tiếng là vì tham gia nhiều hoạt động công ích, làm từ thiện, thăm hỏi các chiến sĩ biên phòng.



Năm 2009, làng giải trí Hoa ngữ bất ngờ trước thông tin, "Sa Tăng" Diêm Hoài Lễ trút hơi thở cuối cùng sau khi trải qua căn bệnh viêm phổi, hưởng thọ 73 tuổi. Vốn xuất thân từ sân khấu kịch nên Sa Tăng là thử thách"cam go" của Diêm Hoài Lễ trên lĩnh vực phim ảnh. Không chỉ đảm nhiệm vai Sa Tăng, Diêm Hoài Lễ còn "ôm show" thêm 7 vai khác trong "Tây Du Ký" như vai Ngưu Ma Vương, Tây Hải Long Vương, Thái Thượng Lão Quân, Ngự Mã Giám,...






Tả Đại Phân là người phụ nữ quyết đoán, mạnh mẽ khiến cả tỉnh Hồ Nam tự hào. Có một giai thoại về vị Quan Thế Âm Bồ Tát sống này như vậy: Trong một cuộc họp hội đồng, cấp trên đã dặn dò Tả Đại Phân rằng phải nói tiếng phổ thông, không được nói tiếng Hồ Nam, nếu không mọi người sẽ không hiểu. Tả Đại Phân ngẩng cao đầu dõng dạc trả lời: "Tôi sẽ không nói tiếng phổ thông. Mao Chủ Tịch cũng nói tiếng Hồ Nam mà. Ông ấy nói tiếng quê hương được, tôi cũng sẽ nói tiếng quê hương. Vì nhan sắc xinh đẹp thời thiếu nữ mà Tả Đại Phân còn có tên gọi là búp bê, sau này khi bà quen Mao Trạch Đông, Mao Chủ Tịch cũng dùng tên "búp bê" để gọi bà.
Nói về vai diễn Quan Thế Âm Bồ Tát, ngay đến các đạo diễn, biên kịch cũng phải công nhận rằng Tả Đại Phân cực kỳ hợp với vai này. Hiện nay mỗi lần nhắc tới vai diễn, rất nhiều bạn trẻ vẫn nhớ tới Quan Âm kinh điển ngồi trên đài sen, ánh mắt hiền từ của Tả Đại Phân.

Nhắc đến Hằng Nga tỷ tỷ, chúng ta không thể nào quên được vẻ đẹp tuyệt sắc, mong manh sương khói khiến Trư Bát Giới mê đắm của nữ diễn viên Khâu Bội Trữ. Năm nay nữ diễn viên đã 58 tuổi. Hiện tại bà đã từ bỏ nghiệp diễn và sống tại Mỹ cùng con cái sau với người chồng thứ hai. Tuy nhiên, sự nghiệp kinh doanh của bà rất thành công và gây dựng được cơ ngơi kha khá.

7. Phật Tổ Như Lai - Châu Quảng Long
Nam diễn viên Châu Quảng Long đảm nhiệm vai Phật Tổ Như Lai khi đã ở độ tuổi 47. Ông học tại trường Học viện Nghệ thuật Lan Châu, có nhiều đóng góp cho hoạt động kịch nói của địa phương. Vai diễn Phật Tổ Như Lai trong "Tây Du Ký" khiến mọi người biết đến ông nhiều hơn ở vai trò diễn viên.


Chắc chắn với người yêu tác phẩm "Tây Du Ký", không ái có thể quên được nhân vật Nữ vương của Tây Lương Nữ Quốc - người nhân đã xao lòng vì Đường Tam Tạng kết duyên loan phượng với ngài, tuy nhiên Đường Tăng lại từ chối, cùng đồ đệ hoàn thành sứ mệnh sang Tây Trúc thỉnh kinh. Chính nữ diễn viên Chu Lâm (sinh năm 1952) đã khiến người hâm mộ không thể nào quên vai diễn này.



Ngày 21/6 vừa qua, thông tin nghệ sĩ Hàn Thiện Tục (đóng vai Độc Giác Quỷ Vương) qua đời ở độ tuổi 79 khiến nhiều người ngỡ ngàng và đau xót. Chưa dừng lại ở đó, ngày hôm qua, thông tin thêm về "Trấn Nguyên Đại Tiên" Ngô Quế Linh từ giã cõi đời ở tuổi 77 càng khiến người hâm mộ bất ngờ hơn. Hình ảnh về hai người trong "Tây Du Ký" vốn đã sâu đậm, nay càng không dễ dàng gì xóa bỏ.


Thiết Phiến công chúa hay còn gọi là Bà La Sát chính là vợ của Ngưu Ma Vương. Thiết Phiến sống ở động Ba Tiêu, núi Thúy Vân và sở hữu bảo bối là chiếc quạt Ba Tiêu. Nhân vật này do cố nữ diễn viên Vương Phượng Hà thể hiện và đây được coi là vai diễn để đời của bà.

11. Phật Di Lặc - Thiết Ngưu
Nam diễn viên gạo cội thủ vai Phật Di Lặc trong "Tây Du Ký" là Thiết Ngưu qua đời ở tuổi 93 trong sự tiếc thương của nhiều người hâm mộ. Ông sinh năm 1922 ở Sơn Đông (Trung Quốc). Vai diễn Phật Di Lặc mập mạp, phúc hậu của ông trong "Tây Du Ký" bản 1986 đã chiếm được nhiều tình cảm của người hâm mộ. Bên cạnh đó, ông còn từng tham gia một số bộ phim khác như "Liêu Trai", "Truyền thuyết bát tiên",...


Tác giả bài viết: Thục Linh + Nhã An