Dự án được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, cho vay ưu đãi nhất từ trước đến nay với lãi suất rất thấp 0,5%, nhưng bên cạnh đó có phí cam kết 0,1%, nếu làm chậm phải trả phí cam kết.
Kinh phí dự án tổng mức đầu tư 24 tỷ yên (tương đương 5.000 tỷ đồng), trong đó 20,8 tỷ yên là của chính phủ Nhật Bản, phần còn lại Trung ương cam kết thông qua Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính chi trả.
Tổng thể dự án sẽ có 1 nhà máy xử lý nước thải, 7 trạm bơm, 160 km đường cống thu nước, 30km đường cống bao, gần 100 giếng tắt.
Dự án gồm 8 gói thầu xây lắp - thiết bị và 6 gói thầu xây lắp. Dự án ký kết từ 31/3/2008, thực hiện vào tháng 8 năm 2018 là hoàn thành.
Dự án do Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ đầu tư. Thế nhưng nhiều bất cập như tình trạng bụi bặm, ngập nước, ngổn ngang, kẹt xe trên các con đường, lầy lội trong các ngỏ hẻm đã khiến cho nhiều người dân Huế bức xúc.
Đại biểu Lưu Đức Hoàn đã chất vấn Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tại kỳ họp thứ 4 mới đây (ngày 13,14/7): “Qua theo dõi tình hình triển khai thực tế và phản ánh của nhiều cử tri cho thấy tiến độ thực hiện các hạng mục của dự án này còn chậm, nhiều tuyến đường đang còn ngổn ngang, việc hoàn trả mặt đường chưa đảm bảo yêu cầu đã ảnh hưởng mỹ quan đô thị cũng như giao thông đi lại của người dân.
Người dân đề nghị tiến độ triển khai dự án đến nay như thế nào, các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2018 cũng như các giải pháp triển khai thi công để giảm thiểu ảnh hưởng đến đi lại, đảm bảo an toàn giao thông?”.
Nhiều con đường đã phải chắn lại làm ngưng trệ giao thông, buôn bán |
Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban quản lý dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế cho biết, Dự án hiện đang triển khai đồng loạt 6 gói thầu xây lắp; trong đó 2 gói thầu H/LCB/1: Công trình cải tạo sông hói và H/LCB/4: Thoát nước Đống Đa - Điện Biên Phủ đã hoàn thành; 4 gói thầu xây lắp còn lại tiến độ thực hiện đến thời điểm 30/6/2017 như sau: Gói thầu H/ICB/1A: Nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm và cống áp lực,vận hành và bảo dưỡng chỉ mới 16%; Gói thầu H/ICB/1B - Cống bao, giếng tách, cống áp lực, và một số tuyến cống chung: 40%; Gói thầu H/ICB/2: Cống chung lưu vực 6&7: 40%; Gói thầu H/ICB/3: Cống chung lưu vực 8: 60%.
Đánh giá chung: Tiến độ thực hiện các gói thầu đều chậm so với kế hoạch; trong đó gói thầu H/ICB/1A về Nhà máy xử lý nước thải có tiến độ chậm nhất và khó có khả năng hoàn thành theo thời hạn của Hiệp định. Hiện Ban quản lý dự án đang chuẩn bị kế hoạch, báo cáo để đề xuất với Chính phủ, nhà tài trợ gia hạn Hiệp định.
Gói thầu này có quy mô lớn nhất, phức tạp nhất với công nghệ xử lý hiện đại của Nhật Bản được thực hiện bởi liên danh nhà thầu Swing (Nhật Bản) - Hanshin (Hàn Quốc).
Việc chậm tiến độ gói thầu này, nguyên nhân do: Nhà thầu Hanshin chậm trễ trong lựa chọn nhà thầu phụ, chậm thực hiện hướng dẫn của tư vấn đối với các hạng mục thiết kế thay thế; mất thời gian rà soát lại thiết kế thay thế hồ sinh học, thiết kế các trạm bơm vì phần xây dựng nằm ngoài phạm vi đất thu hồi; thời gian làm rõ trách nhiệm pháp lý đối với thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế thay đổi…
Nhiều con đường tại trung tâm TP Huế vẫn còn ngổn ngang |
Tình trạng xe chở bùn đất chạy đổ vung vấy ở nhiều đường phố |
Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban quản lý dự án đã phải thay giám đốc, tăng cường thêm cán bộ kỹ thuật làm việc chuyên trách, yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, phương tiện đẩy nhanh tiến đô thực hiện; lập lại kế hoạch thi công; tổ chức làm thêm ca, thi công tất cả các ngày trong tuần.
Ông Tuấn Anh cho biết đang triển khai nhiều giải pháp triển khai thi công để giảm thiểu đến ảnh hưởng đi lại, đảm bảo an toàn giao thông; yêu cầu các nhà thầu tổ chức, sắp xếp lại các vị trí tập kết vật tư, vật liệu trên hiện trường; kiểm tra lại hệ thống đèn hiệu, biển báo đúng quy định; lắp dựng lại hệ thống rào chắn có khoảng cách phù hợp, hạn chế tối tối đa phạm vi lấn chiếm ra lòng đường, gây ách tắc, cản trở giao thông.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban quản lý dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế trả lời các câu hỏi của PV |
Ban Quản lý dự án sẽ tạm dừng, đình chỉ Nhà thầu thi công khi phát hiện có sự cố mất an toàn, vi phạm về các quy định an toàn, không đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường. Lập biên bản, chụp ảnh để có cơ sở xử phạt. Đề nghị chưa thanh toán khối lượng (từng đợt) khi chưa hoàn thành công tác vệ sinh, hoàn trả tại hiện trường.
Bên cạnh đó còn yêu cầu nhà thầu phải thường xuyên vệ sinh công trường, thiết bị xe máy ra vào trong suốt quá trình thi công. Phải tiến hành vệ sinh, tưới nước chống bụi thường xuyên tại tất cả vị trí thi công tối thiểu 3 lần/ngày vào đầu giờ sáng (6h), cuối giờ trưa (10h30) và cuối giờ chiều (16h), tại các vị trí chưa hoàn thiện, chưa hoàn trả bê tông nhựa.
Dưới đây là những hình ảnh ngổn ngang về Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế trên khắp bờ nam của TP:
Tình trạng nứt nhà đã xảy ra với một số hộ dân đường Bùi Thị Xuân |
Những điểm đấu nối được che chắn tạm bợ - ảnh chụp ở kiệt đường Ngự Bình |
Một điểm tập kết chất thải ở ven sông Như Ý, kiệt đường Nguyễn Lộ Trạch |
Người dân mắc kẹt trong bùn đất ở kiệt 74 đường Hải Triều do thi công bừa bãi |
Tình trạng ngập nước xảy ra - hình ảnh ghi lại trên đường Hùng Vương vào cuối năm 2016 |
Trận mưa cực lớn ngày 21/9/2016 cả TP Huế "thất thủ" ngập thành "sông". Đáng chú ý là ở những đường phía trên cao cũng bị ngập nghi do Dự án này ảnh hưởng vì cống thoát nước vẫn đang thi công chưa xong, chưa đấu nối và đồng bộ hóa |
Đường Nguyễn Thị Minh Khai |
và đường Phan Chu Trinh nham nhở |
Đường Trần Phú |
Đường Duy Tân.... |