► Cục trưởng CSGT: Người dân không có quyền kiểm tra cảnh sát
Người đời vẫn thường có câu “Đời sẽ dịu dàng biết mấy nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau”. Và giờ đây tôi thấy đời chúng tôi đã chẳng còn mấy dịu dàng nữa rồi...
Kính gửi các anh CSGT,
Thời gian vừa qua, tôi cứ tưởng chúng ta đã biết “đặt mình vào vị trí của nhau” rồi cơ. Các anh có nhớ không, mới năm 2013, bác Cục trưởng Cục CSGT đường bộ đã khẳng định mỗi ca trực của các chiến sĩ chỉ được trả thù lao đủ để mua một ổ bánh mì và chai nước lọc nên chúng tôi không thể không động lòng thương xót.
Chúng tôi thương các anh đến mức mỗi khi bị “tấp vào lề đường”, kèm theo thủ tục xuất trình giấy tờ, vài người trong chúng tôi đều khéo léo kẹp "chút đỉnh” gọi là để các anh “bù nước” sau những ca trực nhễ nhại mồ hôi ngoài đường.
Và đương nhiên, vài người trong các anh cũng thấu hiểu nỗi lòng của những người vi phạm luật giao thông nhưng muốn “đi đường tắt” nên cũng ậm ừ thôi thì cho qua. Cứ thế, đôi bên chúng ta thỏa mãn với phương án 50/50.
Nhưng vài ngày hôm nay tôi lại buồn kinh khủng bởi dường như các anh đã chẳng thấu hiểu cho chúng tôi nữa. Các anh biết đấy, cứ cho việc tham gia giao thông ngoài đường cũng như chơi một game show truyền hình vậy. Khi gặp “vướng mắc”, khó khăn, vài người lựa chọn phương án 50/50 (như đã nói ở trên), vài người lại muốn gọi điện thoại cho người thân nhưng cũng có một số người “chơi đến cùng”.
Và để đảm bảo rằng mình không quá mạo hiểm, đảm bảo rằng đối phương “xứng đáng” để họ “cúi đầu” thì đương nhiên, họ phải có quyền biết đối phương có được phép “tham gia vào cuộc chơi” hay không. Đó là quy luật quá đỗi bình thường!
Người đời vẫn thường có câu “Đời sẽ dịu dàng biết mấy nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau”. Và giờ đây tôi thấy đời chúng tôi đã chẳng còn mấy dịu dàng nữa rồi...
Kính gửi các anh CSGT,
Thời gian vừa qua, tôi cứ tưởng chúng ta đã biết “đặt mình vào vị trí của nhau” rồi cơ. Các anh có nhớ không, mới năm 2013, bác Cục trưởng Cục CSGT đường bộ đã khẳng định mỗi ca trực của các chiến sĩ chỉ được trả thù lao đủ để mua một ổ bánh mì và chai nước lọc nên chúng tôi không thể không động lòng thương xót.
Chúng tôi thương các anh đến mức mỗi khi bị “tấp vào lề đường”, kèm theo thủ tục xuất trình giấy tờ, vài người trong chúng tôi đều khéo léo kẹp "chút đỉnh” gọi là để các anh “bù nước” sau những ca trực nhễ nhại mồ hôi ngoài đường.
Và đương nhiên, vài người trong các anh cũng thấu hiểu nỗi lòng của những người vi phạm luật giao thông nhưng muốn “đi đường tắt” nên cũng ậm ừ thôi thì cho qua. Cứ thế, đôi bên chúng ta thỏa mãn với phương án 50/50.
Nhưng vài ngày hôm nay tôi lại buồn kinh khủng bởi dường như các anh đã chẳng thấu hiểu cho chúng tôi nữa. Các anh biết đấy, cứ cho việc tham gia giao thông ngoài đường cũng như chơi một game show truyền hình vậy. Khi gặp “vướng mắc”, khó khăn, vài người lựa chọn phương án 50/50 (như đã nói ở trên), vài người lại muốn gọi điện thoại cho người thân nhưng cũng có một số người “chơi đến cùng”.
Và để đảm bảo rằng mình không quá mạo hiểm, đảm bảo rằng đối phương “xứng đáng” để họ “cúi đầu” thì đương nhiên, họ phải có quyền biết đối phương có được phép “tham gia vào cuộc chơi” hay không. Đó là quy luật quá đỗi bình thường!
Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông nói rằng: “Người dân không có quyền kiểm tra giấy tờ, phương tiện của CSGT”. Ảnh: VNExpress.
Tôi thường xuyên phải xuất trình giấy tờ nên tôi biết, việc “phải xuất trình”, báo cáo thực sự khó chịu vô cùng, nhất là phải giải trình với những người không có “quyền”. Tôi thông cảm với các anh.
Nhưng các anh ạ, chúng tôi phải sống trong một "bầu khí quyển" mà cái gì cũng có thể làm giả nhưng vẫn ra rả là “chính hãng” nên chúng tôi không khỏi hoài nghi những người luôn khẳng định mình là “hàng thật”, được cấp phép.
Tất cả những mong muốn được kiểm tra của chúng tôi cũng chỉ vì muốn giữ an toàn cho chính mình, không những thế còn bảo vệ danh dự cho những CSGT thật nữa. Bởi cứ “dùng hàng giả là giết chết hàng thật” mà từ trước đến nay, đâu có thiếu gì những vụ côn đồ giả dạng CSGT để chiếm đoạt tài sản người dân đâu!
Thế nên tôi chỉ mong các anh nếu như chúng tôi có chút nghi hoặc thì các anh bỏ quá và xóa đi sự nghi ngờ đó bằng những giấy tờ mà chúng tôi mong muốn được xem để khẳng định. Nếu là “hàng thật” thì đâu có sợ gì!
Chúng tôi được quyền làm những gì pháp luật không cấm, những người thực hiện công vụ (như các anh) lại chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Nên mong các anh đừng cưỡng chế chúng tôi nếu như chúng tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là muốn được biết người mình đang phải đối diện là ai.
Cuối thư, tôi chúc các anh hoàn thành tốt di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện đúng tiêu chí: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Tác giả bài viết: Thanh Dân